Chương 117: Minh châu có nước mắt

Tân An Quỷ Sự

Đăng vào: 12 tháng trước

.

“Lý Nghĩa Sơn có viết một tác phẩm nổi tiếng, trong đó có câu: Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ, lam điền nhật noãn ngọc sinh yên (đại khái là ngọc trai dưới biển có nước mắt, noãn ngọc trên rừng xanh có khói, ta đoán vậy đó), công tử có biết ngọc trai kia vì sao có nước mắt không?” Khổng Chu buông hồ lô đựng rượu ra rồi ngẩng đầu hỏi.

Lưu Tự Đường thấy hứng thú mà thúc giục, “Mong huynh đài chỉ giáo.”

“Tấn Hoa 《 Bác Vật Chí 》 có ghi lại: biển Nam Hải có người cá, sống dưới nước như cá, bọn họ khóc ra ngọc trai nên. Trong 《 thái bình ngự lãm 》 cũng ghi lại một chuyện xưa, nói Nam Hải có một người cá tên là Tuyền Khách, từ trong nước lên bờ chơi, ở một hộ dân trong nhiều ngày. Một hôm nàng thấy lu gạo trong nhà không còn gì, chủ nhân sắp sửa phải đi bán đồ để mưu sinh nên liền hướng chủ nhân mượn một cái hũ đựng, rồi khóc rống một phen, nước mắt của nàng biến thành hạt châu, chứa đầy một mâm. Nàng đem nó tặng cho chủ nhân, giúp hắn vượt qua cửa ải khó khăn.”

“Người cá đó đúng là nhân hậu.” Lưu Tự Đường thở dài.

Khổng Chu nhếch khóe miệng, phát ra một tiếng hừ lạnh, “Ngươi có biết kết cục của người nhân hậu là gì không?”

“Bọn họ…… Thế nào?”

“Người cá nước mắt có hạn, nếu khóc quá nhiều thì sẽ khóc ra huyết châu, lúc đó nhẹ thì bị mù, mà nặng thì mạng chẳng còn. Nhưng con người thấy trân trâu quý giá thì thường cầm tù người cá, đem ngày quất nàng, làm nàng suốt ngày khóc thút thít, rồi đem hạt châu nàng khóc ra mà bán lấy của cải tiền tài.”

“Cho nên, người các kia sau đó vì cạn nước mắt mà chết sao?”

“Đúng vậy, nàng chỉ một lòng muốn cứu người nhưng không nghĩ tới làm dâng lên tà niệm của con người, cuối cùng đem mạng mình ra mà trả giá.”

Lưu Tự Đường đột nhiên nhớ tới cái gì đó. Hắn nhíu mày nhìn Khổng Chu, “Đúng rồi, ta từng nghe Hề Thành nói qua, trước kia thôn trang này thường có chợ đêm, người đến mua thường đem trân trâu ra đổi. Hơn nữa ta cũng có từng nằm mộng, mơ thấy người ở chợ biến thành mình người đuôi cá, chẳng lẽ là……”

Khổng Chu gục đầu xuống, “Ngươi đoán không sai, cầu này chính là do người cá xây nên. Lúc bọn họ lên bờ thì đuôi các sẽ biến thành chân người, nhưng phải mất thời gian một nén nhang. Cây cầu này chính là để cho họ chờ đợi sau khi lên bờ, tránh cho đuôi cá ma sát với cát bùn trên bờ sông mà bị thương. Đi qua cây cầu này là người cá có thể lấy trân trâu để đổi lấy đồ mà họ muốn.”

Lưu Tự Đường bừng tỉnh đại ngộ, “Trách không được cây cầu này một mặt trong nước, một mặt ở cửa thôn. Hóa ra nó là nối hai thế giới với nhau.” Ánh mắt hắn sáng lên, thanh âm phóng đại vài lần, cơ hồ kêu lên, “Nói như vậy, vị Lãnh tiểu thư kia không phải người mà là người cá sao?”

Khổng Chu khẽ gật đầu, “Cho nên trước khi chết nàng ấy vẫn tâm niệm nhất cây cầu này, muốn một lần nữa trở lại trong nước, tiếc rằng lúc ấy đại hạn, dù có muốn trở về cũng không có khả năng.”

“Vậy vấn đề bây giờ còn lại hai cái, một là nếu Lãnh tiểu thư là người cá thì tại sao lại ở Lãnh gia lớn lên. Thứ hai là sau khi nàng trưởng thành vì sao lại muốn trở về, vì sao lại chết thảm trong tay những thôn dân đó.”

“Vấn đề thứ nhất ta chỉ có thể lý giải một nửa. Ngươi mới vừa nói trong thôn này trước kia có chợ đêm, trao đổi bằng trân trâu, hơn nữa còn có cây cầu này thì chứng tỏ người cá và thôn dân hẳn đã sớm có lui tới, trao đổi cho nhau, cho nên quan hệ hai bên lúc trước hẳn là không tồi. Có lẽ một ngày nào đó những người cá đó gặp phải đại nạn nên mới đem Lãnh tiểu thư gửi gắm cho một vị thôn dân. Người nọ, chính là Lãnh lão gia.”

“Khổng huynh suy đoán không tồi, điều này cũng vừa lúc giải thích vì sao hiện tại trong sông không có người cá, bởi vì bọn họ rất có thể đã gặp họa diệt tộc rồi. Nhưng không biết bọn họ đã gặp phải vấn đề gì mà cả tộc lại chỉ còn mình Lãnh tiểu thư chứ?”

“Đây là một nửa nan đề còn lại mà ta không giải thích được. Còn về cái vấn đề thứ hai thì ta nghĩ nó có thể có liên quan đến vấn đề thứ nhất. Cho nên chỉ cần chúng ta làm rõ ràng nguyên nhân người cá diệt tộc thì liền sẽ giải đáp được hết.”

Nói đến đây, câu chuyện đã dần dần rõ ràng nhưng nguyên nhân người cá diệt tộc chưa được giải thì bọn họ chỉ có thể chết dí ở chỗ này, nửa bước cũng không đi tiếp được. Khổng Chu lúc này cũng uống hết rượu trong hồ lô rồi nên nghịch ngợm mà quay cái hồ lô quanh ngón tay, tốc độ càng lúc càng nhanh.

“Đại ca, ai, Khổng đại ca, hóa ra hai người đều ở đây, ta tìm hai người đã lâu.”

Giọng Hề Thành truyền từ phía bên kia cầu lại, hồ lô trên tay Khổng Chu cũng vững vàng dừng lại. Tâm tư mới vừa rồi còn lộn xộn của hắn cũng bỗng chốc yên ổn xuống. Hắn dùng đôi mắt trầm tĩnh mà nhìn đứa bé kia thở hổn hển chạy về phía mình.

Hề Thành thở hổn hển nửa ngày mới đứng dậy được. Hắn nhìn hai người trước mặt nói, “Ta…… Hỏi ra một ít tin tức, có liên quan đến cơn đại hạn mười năm trước.”

“Là cái gì?” Lưu Tự Đường vội vàng hỏi.

“Nương của Nhị Ngưu Tử nói, năm ấy đại hạn là bởi vì trong thôn có người đắc tội với Long vương, cho nên ba năm liên tục không mưa, nước sông cứ thế khô cạn, mạ chết khô. Nếu không phải sau đó tìm ra nguyên nhân thì chỉ sợ toàn thôn năm đó đã không thể qua được kiếp nạn kia rồi.”

“Long vương sao?” Khổng Chu đem này ba chữ lặp lại một lần, sau đó quay đầu lại nhìn nước sông, thật lâu không nói chuyện.

“Khổng huynh, có phải ngươi nghĩ tới cái gì không?” Lưu Tự Đường sợ làm phiền hắn suy nghĩ nên hạ giọng hỏi.

“Ta đang nghĩ người cá vốn ở Nam Hải nhưng vì sao lại đến Ngọc Hà để sinh sống chứ?”

“Xa rời quê hương thì ai cũng đều là bất đắc dĩ.” Lưu Tự Đường lầm bầm lầu bầu nói.

“Bất đắc dĩ.” Khổng Chu lặp lại bốn chữ này, rồi hắn đột nhiên nắm chặt bầu rượu ngửa mặt lên trời cười to vài tiếng, “Đúng rồi, bọn họ là bất đắc dĩ mới phải rời khỏi quê nhà, đi ngàn dặm vào ngoài Ngọc Hà, nhưng bọn họ không nghĩ tới cái thứ khiến bọn họ phải rời xa nơi chôn rau cắt rốn kia vẫn chưa thu tay mà lại lần nữa tìm tới cửa rồi.”

Lưu Tự Đường nghe xong thì có chút ngây ngốc, “Rốt cuộc là ai khiến cho người cá phải rời khỏi Nam Hải chứ?”

Khổng Chu ha ha cười, “Chính là Long Vương. 《 Thủy Kinh Chú 》 có một chuyện xưa, trong đó kể về một vị thư sinh, khi còn nhỏ bắt được một con rắn nhỏ, đem nó nuôi lớn. Sau khi con rắn trưởng thành thì thư sinh kia liền cõng nó đi, nên mới gọi là “Đam Sinh”. Nhưng bởi vì con rắn càng ngày càng lớn, thư sinh kia không nuôi được nó nữa nên mới phóng sinh nó đến đầm lầy. Qua rất nhiều rất nhiều năm, đại xà biến thành cự xà, ở đầm lầy mà cắn nuốt người qua đường. Lúc này thư sinh đã già rồi, nghe nói đến chuyện này thì mới tới đầm lầy hỏi. Con cự xà kia quả nhiên ra tập kích, vì thế thư sinh đã kêu: “Đam Sinh”. Con cự xà nghe được thì liền gục đầu rời đi.

Người của huyện thành nghe được chuyện này thì đem bắt thư sinh kia lại, muốn đem hắn xử tử. Đam Sinh nghe thấy thư sinh ở trong nhà tù thở dài thì trong lòng oán hận. Vì thế đêm đó, toàn bộ huyện thành đều chìm vào đáy hồ, chỉ có nhà tù canh giữ thư sinh kia là còn nổi trên mặt nước.