Chương 253: 253: Quá Khứ

Hưởng Tang

Đăng vào: 5 tháng trước

.


Cảnh tượng trước mặt Tang dừng lại và biến thành một bức họa, trong đó Ất bà bà cùng một đứa nhỏ giống Giang Tân như đúc nhưng tên là Tiểu Nhị đang đứng ở trung tâm.

Lúc sau bức họa này run lên và kịch liệt lùi về sau hóa thành một chấm đen ở chân trời.

Mà cùng lúc đó trước mặt Tang xuất hiện một hình ảnh khác, trong đó Ất bà bà lại già hơn một chút, hiện tại bà ta đã không khác gì bộ dạng trong tranh tết.

Bà ta béo hơn, cũng hơi trắng ra, tuy khóe mắt và đuôi lông mày lại nhiều thêm mấy nếp nhăn nhưng thần khí thì tốt hơn trước nhiều.
Lúc trước tuy bà ta cười nhưng có thể nhìn ra tươi cười ấy thực miễn cưỡng, trong lòng rõ ràng là đang rối rắm nhưng vẫn phải cố cười.

Còn lúc này tươi cười kia trong sáng, giống như ánh dương ấm áp ngày thu, tưới xuống mảnh đất tươi đẹp này.
Quả bông già đã mọc ra rồi, chúng to như cái màn thầu, mỗi cây đều có mười mấy quả, khi gió thổi qua chúng nặng trĩu đong đưa.
“Ất bà bà xem, quả bông già đều mọc ra rồi, chúng ta đã có thể may khăn tay, dệt vải bông, làm áo bông.

Về sau tới mùa đông sẽ không sợ phải ra cửa nữa.” Tiểu nhị cũng trưởng thành hơn một chút, hiện tại hắn chừng 10 tuổi, xấp xỉ tuổi Giang Tân, hai người đúng như một khuôn mẫu khắc ra.
Ất bà bà nhìn hắn, “Sao có thể dễ dàng như ngươi nghĩ thế được.

Lúc này còn phải bỏ hạt, xe sợi, tất cả đều phí sức……”
Tiểu Nhị cười hì hì nói, “Ta đã thấy rồi, bà biết hết.

Chỉ cần có bà ở đây thì không có núi cao nào không thể qua.

Nhưng Ất bà bà, một thân bản lĩnh của bà học được từ đâu thế?”
“40 năm dài như thế luôn phải làm cái gì đó mới được,” Ất bà bà xoa đầu đứa nhỏ, tóc hắn thực mềm, giống như mũ lông dê, “Sau khi tới Nhai Châu ta phát hiện dân bản địa không nuôi tằm, không trồng gai nhưng lại mặc một loại vải dệt ta chưa thấy bao giờ.

Nó mềm hơn vải gai, lại giữ ấm tốt hơn tơ lụa.

Sau đó ta mới biết đó là bông, những quả cầu trắng mọc khắp núi đồi chính là bông.

Thứ cây này không cần nhiều công chăm sóc nhưng lại có tác dụng lớn.

Nó vừa không đắt lại có thể chống lạnh, phải nói là cực kỳ tốt.

Ta còn phát hiện ở đó mặc kệ là nam nữ hay già trẻ đều biết xe chỉ và dệt vải, hàng dệt của bọn họ thủ công tinh tế, sắc thái đa dạng, nghe nói là cống phẩm cho hoàng đế.”
“Sau đó ta theo bọn họ học được cách trồng bông, thu hoạch và dệt vải.

Dân bản xứ nhiệt tình lại cẩn thận cho nên ta nhanh chóng quen thuộc những kỹ thuật ấy.

Chẳng qua Nhai Châu thời tiết nóng bức, vào đông chỉ cần mặc một cái áo đơn cũng đủ chống lạnh…… Ta nghĩ tới mùa đông ở quê nhà, nghĩ tới đêm đông ta bị nhốt ở ngoài cửa.

Ta nghĩ nếu ngày đó có một cái áo bông thì hẳn ta cũng không bị lạnh đến tàn nhẫn như thế.

Vì vậy ta làm một cái áo bông, bên trong nhét đầy bông rắn chắc.

Đúng như ta nghĩ, nó mềm mại nhẹ nhàng lại giữ ấm, so với bất kỳ cái áo khoác nào ta mặc trước đây đều thoải mái hơn.

Nhưng cũng trong một khắc ấy ta biết mình nhớ nhà.

Nỗi nhớ nhung ấy thấm vào cốt nhục khó mà hủy diệt.

Dù nơi này mang tới cho ta những hồi ức như ác mộng còn Nhai Châu bốn mùa đều có ánh mặt trời thì ta vẫn muốn trở lại đây.”
“Nhưng ta biết về nhà chỉ là một niệm tưởng xa vời, những phạm nhân cùng bị lưu đày tới Nhai Châu như ta cách vài năm sẽ có người được ân xá trở về nhưng trong danh sách ấy trước sau không có ta.


Quan chủ quản nói rằng với tình huống của ta không bị phán tử hình đã là trời cao rủ lòng thương nên đừng vọng tưởng làm gì.

Nhưng lời này không những chẳng thể dập tắt ngọn lửa trong lòng ta mà ngược lại nó càng khơi dậy chút phản nghịch trong đó.

Ta biết mình phải về, nhất định phải về.”
“Ta giả vờ bị ngã xuống từ vách núi, để bọn họ nghĩ ta đã chết.

Vào một đêm mưa ta bò lên một con thuyền, xé rách vải bạt và trốn trong một góc thuyền.”
“Ta đã trở lại, sau 40 năm quê nhà so với trước kia càng tốt hơn.

Người nhà chồng đều không còn nữa, các ngươi cũng không ghét bỏ ta, lại cho ta một chỗ để an cư lạc nghiệp.”
Tiểu Nhị lắc đầu, “Nhưng chúng ta có làm gì đâu, ngược lại là bà dạy chúng ta xe sợi, cho nên hiện tại chúng ta mới có thể mặc quần áo thoải mái thế này, mới có thể không sợ trời đông giá rét.

(Hãy đọc thử truyện Thiếu Gia của trang Rừng Hổ Phách) Ta nhớ rõ năm ấy bông bị sâu, bài dùng thuốc rửa sạch cây non mấy ngày liên tiếp không nghỉ ngơi, cuối cùng mệt đến sinh bệnh nhưng bông lại không vấn đề gì.

Bà bà cho chúng ta nhiều thứ như thế, nhưng vì sao luôn cảm thấy thua thiệt chúng ta.

Rõ ràng là chúng ta phải cảm ơn bà mới đúng.”
Ất bà bà không nói gì mà chỉ híp mắt cười nhìn Tiểu Nhị, qua thật lâu bà ta mới nói, “Không nghĩ rằng ta khổ nửa đời, phiêu bạt nửa đời đến lúc tuổi già lại có thể được người ta kính trọng.

Chỉ vừa nghĩ thế ta đã thấy trời cao đối xử với ta không tệ, những cực khổ trước kia có vẻ cũng không đáng kể nữa.”
Lời nói tới đây thì nơi xa bỗng có một người chạy tới.


Người này chừng 30 tuổi, mặt dài, vóc dáng thấp, trên trán là một tầng mồ hôi, nếp nhăn trên làn da như được dao khắc vào.

Thế nên gương mặt béo tốt thoạt nhìn thực hòa khí của hắn có thêm vài phần kiên định.

Hắn chạy nhanh, có vài lần suýt thì dẫm phải quả bông ở ven đường.
“Không hay rồi Ất bà bà,” nam nhân nhìn Tiểu Nhị một cái, cuối cùng vẫn hạ quyết tâm nói ngay trước mặt hắn, “Không hay rồi, thứ kia đêm qua đã tới thôn bên cạnh.”
“Sao rồi?” Ất bà bà chống quải trượng đứng lên, quả bông già trên tà váy rơi đầy đất.
Nam nhân kia đến gần bà ta và hạ giọng thấp nhất, “Đã chết 22 người, tới trẻ con cũng không tha,” nói tới đây hắn nhìn Tiểu Nhị một cái và nói tiếp, “Nó thích gặm đầu người, một miếng một cái, ta vừa nhìn thì thấy một đống thi thể, đều không đầu……”
Ất bà bà nín thở ngưng thần, một tay đấm ngực, “Vì sao không chôn thi thể đi?”
“Mọi người đều chạy hết, bởi vì cái thứ kia một lần sẽ ăn cả làng, không ăn xong sẽ không cam tâm.

Hôm nay ta tới tìm lão nhân gia ngài chính là muốn thương lượng chuyện này.

Ngài xem có phải chúng ta cũng nên lên núi tránh một đoạn thời gian hay không? Vạn nhất thứ kia không thấy người của thôn bên sẽ kéo qua chỗ này……”
Ất bà bà im lặng một lúc lâu, Tiểu Nhị thấy trên mặt bà ta là một tầng sầu khổ đọng lại thế là bản thân hắn cũng khẩn trương theo.
“Trốn thì có thể trốn đến bao giờ?” Qua thật lâu rốt cuộc bà ta cũng nói chuyện, vừa mở miệng u sầu trên mặt bà ta đã được thay bằng kiên nghị.

Thoạt nhìn bà ta tựa như một chiến sĩ không hề sợ hãi, cây quải trượng trong tay chính là vũ khí của bà ta, “Khó khăn lắm mới chờ được năm được mùa, hiện tại lại sắp tới mùa đông, nếu trốn lên núi thì chẳng phải sẽ bỏ phí đống quả bông vất vả lắm mới trồng được này ư? Việc này, ta không làm.”