Chương 53: Một Cái Án Văn Tự Đời Thanh

Thanh Cung Mười Ba Triều

Đăng vào: 12 tháng trước

.



Cuộc ác chiến tuy ngắn nhưng cũng đủ cho mọi người xóm giềng chung quanh biết được, họ đổ xô tới xem.

Người chồng cớ cô vợ vừa được cứu thoát vội quỳ xuống trước Bạch Thái Quan dập đầu tạ ơn.

Thế rồi, bọn dân xóm cũng đều bước tới chắp tay lạy chào và nói với Quan:
- Tên ác tăng này tới đây đã lâu, chuyên hãm hiếp đàn bả con gái, gây sóng gió khắp vùng.

Có người báo tới nha môn, quan tri huyện phái quân tới lùng bắt, nhưng đều bị hắn đánh cho tơi bời câ.

Bọn quan quân hoảng qua, bò trốn về thành hết, không còn dám bén mảng tới nữa.

Nay hắn đã bị đền tội, háo hán thực là vị ân nhân của dân chúng vùng này vậy.
Nói đoạn, họ níu kéo, mời mọc cho kỳ đưọc Bạch Thái Quan về nhà một vị thân sĩ trong làng, dọn rượu thết đãi.

Qua ngày hôm sau, quan tri huyện được tin, vội cho người mang kiệu tới đón Quan về nha.

Đó chính là lúc Khang Hi hoàng đế gặp thích khách ở Thái Hồ, rồi chiêu thỉnh hảo hán bốn phương cho nên viên tri huyện bèn bảo cử Bạch Thái Quan ra cho quan tuần phủ sau đó lại báo tiếp lên cho quan tổng đốc.

Vị quan tổng đốc bèn đem Bạch Thái Quan và Ngư Xác cùng mười mấy vị hảo hán khác tới bệ kiến hoàng đế.

Khang Hi thấy Quan bản lĩnh cao cường bèn cho sung chức Thị tùng võ quan.

Ngoài ra, các tay hảo hán khác cũng đều được sung vào chân thị vệ, nhất tề đưa cả về kinh.
Ung vương nghe Tái Lăng Ngạch kể lại một lượt câu chuyện xảy ra, trong lòng vừa lấy làm kỳ lạ vừa ghen tức.

Vương tự nghĩ:
- Thiên hạ sao lại có kẻ bản lĩnh cao cường đến thế nhỉ? Tiếc thay họ lại không ở trong phủ ta cho!
Đứng nghe chuyện còn có cả một bọn đông anh em như Dân Đệ, Dân Nhung, Dân Dị, Dân Đường, Dân Chỉ, Dân Kỳ, Dân Ngà, Dân Tường, Dân Đề, cho nên Vương không tiện nói ra điều gì, đành lặng thinh.

Vương vốn ăn ý với đại ca Dân Đệ, hai anh em bèn quay về nhà riêng bàn tính đại sự.

Vương còn dò được tin hoàng thượng đã phái Ngư Xác tới đông cung để bảo hộ thái tử, mặc khác sai Bạch Thái Quan tới Tô Châu giúp quan địa phương lùng bắt tên thích khách ở Thái Hồ.
Tên thích khách ở Thái Hồ là Kim Phi, nguyên là một tên đại đạo nổi danh suốt dọc Cam Túc, Thiểm Tây.

Những tay hảo hán giang hồ thường gọi hắn là Kim gia gia.

Vì Kim chỉ thường xuất hiện ở mấy tỉnh Thiềm Tây, Cam Túc, Tứ Xuyên, cho nên một giải Giang Chiết đều không ai hay biết hành tung của hắn.

Bản lĩnh của hắn còn cao hơn Bạch Thái Quan một bậc.

Tại vùng Tứ Xuyên, hắn chuyên ẩn nấp ở những nơi đèo non thác nước, chờ dịp cướp bóc.

Hắn thường mặc một bộ y phục màu anh lục, bơi lội trong nước y như cá khi thấy có thuyền đỗ bến, tức thì nhảy lên cướp của giật đồ.

Tuy nhiên, hắn không bao giờ hại người.

Tên tuổi hắn càng ngày càng lớn Những tay hảo hán suốt giải Tràng Giang đều qui phục hắn, cộng có tới hơn ngàn.

Hắn bèn chiếm cứ một ngọn núi trên con đường Nghi Xương.

Nhiều tay hảo hán đem vợ con quyến thuộc tới chân núi dựng nhà mở phố.

Dần dần, cả một khu đất rộng ở chân núi đã trở thành một thôn phường, trong đó trai gái già trẻ đều là huynh đệ của hắn.
Phen này, Kim Phi do sự phó thác của Thạch Bá Tổng, bộ hạ của di thần nhà Minh là Trương Thương Thuỷ do thám được tin Khang Hi hoàng đế Nam tuần, bèn tới Tô Châu để hành thích.

Phi rời khỏi Kim Sơn thẳng tới Thái Hồ, chém Khang Hi một kiếm không trúng bèn quay về chốn cũ.
Đến khi thánh chỉ hạ xuống bắt các phủ huyện lùng kiếm thích khách, và khi bọn chức sắc Ngô huyện điều tra ra lý lịch của tên Kim Phi thì chẳng kẻ nào dám tới Nghi Xương bắt hắn cả.

Đúng lúc đó, hoàng thượng phái Bạch Thái Quan đi do thám trên ngọn núi, mới biết núi đó gọi Độc Long Cương và thôn phường phía dưới gọi là Độc Long Thôn.

Bạch Thái Quan kéo toàn ban bộ khoái tới Nghi Xương, lên bờ, mướn một chiếc xe lớn gấp rút lên đường.

Đi được vài ngày, cả bọn thấy một toà núi đá tai mèo, bốn mặt toàn những mỏm đá cheo leo vây quanh, phía dưới cây cối um tùm, bóng tối âm u, trông thật đáng sợ.
Cỗ xe lớn của bọn Quan đang chạy lẹ trên đường, bỗng thấy phía trước cũng có một cỗ xe từ từ đi tới, trên xe có một cô gái tuyệt đẹp và một đứa bé độ mười ba tuổi, ngồi trên.
Cỗ xe của bọn Quan chạy lẹ nên chẳng mấy chốc đã tới gần, chỉ nghe cô con gái ngồi trên xe cất tiếng bảo đứa bé:
- Bạch Thái Gia tới đấy! Mau nhường đường cho ngài đi, nghe không?
Bạch Thái Quan nghe đoạn, lòng lấy làm lạ.

Nhìn mặt người con gái thì quả là không quen biết, cũng không thề nhận ra là ai.

Đứa bé nhảy phắt khỏi cỗ xe đã nép cạnh đường, bước tới.

Thấy đứa bé tỏ ra nhanh, nhẹn, có sức mạnh, lòng Quan đã nản lắm.

Tới chân núi, cả bọn bèn tìm một khách điếm trọ lại.
Sáng ngày hôm sau trở dậy, Bạch Thái Quan ra quầy trả tiền, thấy cô gái ngồi quay đích thị là cô gái ngồi trên xe gặp trên đường hôm qua.

Quan muốn thử xem bản lĩnh, bèn ném từng đồng một hết số tiền vào mặt quầy phía trong, trước mặt cô gái.

Cô ta thấy cử chỉ của Quan, miệng nở một nụ cười, giơ tay vỗ nhẹ lên mặt quầy, tức thì tất cá số tiền của Quan vừa ném vào bỗng vọt bắn lên cao, tung ra ngoài hết.
Bị trả đũa lại.

Bạch Thái Quan tự nhủ thôn dân làng này hẳn đều là những tay có bản lĩnh, trong lòng càng nản nhiều hơn.

Giữa lúc do dự, Quan thấy một đại hán chạy từ ngoài cửa vào.

Khi thấy Quan, y liền cúi đầu chào:
- Tiểu chủ của tại hạ được biết Bạch Thái Gia đã tới, nên bảo tại hạ tới mời một mình ngài lên núi.

Bạch Thái Quan hỏi sơn chúa là ai thì đại hán đáp:
- Sơn chúa chính là Kim gia gia đó!
Bạch Thái Quan tới lúc này chẳng thể do dự được nữa, bèn dặn bảo bọn bô khoái ở lại khách điểm chờ đợi rồi một mình theo đại hán lên núi.
Ngọn núi Độc Long này khá cao, đại hán nhảy từ mỏm đá này tới mỏm đá kia đi vun vút.

Bản lĩnh phi hành của Quan cũng chẳng kém.


Chỉ mấy chục lần nhảy, quanh theo vài eo núi, hai người đã tới lưng chừng núi.

Kim Phi đứng đó tự bao giờ, khi thấy Bạch Thái Quan, liền đón tiếp lên núi, tự giới thiệu tên tuổi của mình.

Bốn, năm chục tay hảo hán đứng phía sau cũng đều tiến lên, nhất nhất giới thiệu.

Xong xuôi, cả bọn đưa Quan vào đại sảnh.
Trang viên nơi đây quả là lớn, sảnh đường cũng rộng rãi hết sức.

Giữa đại sảnh, đã thấy một chiếu rượu sửa soạn tươm tất.

Kim Phi mời Bạch Thái Quan ngồi vào ghế nhất.

Bọn hảo hán cũng nhất tề ngồi xuống.

Trước mặt mọi người, đũa không thấy, chỉ có vài con dao nhọn sắc.

Trước mặt Quan cũng vậy, đến ngay dao cũng không.

Trên bàn, nào gà, nào vịt đủ món nhưng chưa ai biết làm cách nào mà ăn.

Một lát sau, chủ nhân lên tiếng nhắc bọn huynh đệ kính khách.

Bọn hảo hán tay cầm dao nhọn xóc luôn những miếng cá bự chĩa thẳng vào miệng Bạch Thái Quan.

Họ Bạch cũng muốn nhân dịp này cho đối thủ biết rõ ban lĩnh của mình.

Khi thấy ngọn dao sắc đâm gần tới, Quan liền há miệng đớp ngay lấy, hai hàm răng cắn chặt lại.

Một tiếng rắc nổi lên khô khan trong miệng Quan: lưỡi dao đã gãy, miếng cá bự trôi qua cổ họng xuống bụng trong nháy mắt.
Các hảo hán lần lượt hết người này đến người kia đều tiến lên kính khách theo kiểu đó.

Quan thảy đều thong dong ăn uống, miệng không một chút nào sây sát.

Thành thử bao nhiêu dao để trên bàn khi nãy đều bị Quan cắn cụt hết.

Trước mặt Quan, chỉ thấy một đống lưỡi dao to sụ.

Cử toạ đều lớn tiếng khen ngợi.
Sau đó, một tay đại hán bưng mâm bánh bao tới, khói bốc lên nghi ngút.

Bạch Thái Quan cầm ngay lấy một chiếc bỏ vào miệng nhai nhồm nhoàm.

Trong bánh có đến hơn chục cái đinh sắt.

Nhưng Quan vẫn nhai một cách tự nhiên, chẳng mấy chốc Quan ngậm nắm đinh sắt hướng vào bức tường phía trước, thổi phù một cái.

Nắm đinh sắt vút ra cắm phập vào tường, y như chúng đã được đóng chắc từ thuở nào.
Kim Phi thấy vậy bất giác cũng phải thốt lời khen! Phi đứng dậy tiễn khách, Bạch Thái Quan tự nhận đông quá khó địch, lại thấy thủ hạ của Kim nhiều tay ban lĩnh cao cường, thành thử khối hào khí chứa chất trong lòng lâu nay bỗng tan biến như tuyết rơi băng rã.

Quan ra tới cống ngoài, thấy cánh cửa đóng kín.

Từ bên cạnh cổng, một chú bé chạy ra, khẽ nâng cánh cửa để lấy lối cho khách qua.

Quan nhìn tấm cửa, ước lượng ít ra cũng phải ngàn cân.

Quan đến lúc đó quả đã thảy chết mất quá nửa nhuệ khí.

Khi xuống tới chân núi, Quan xấu hổ, chẳng dám tới gặp lại bọn bộ khoái thủ hạ của mình và lẹ như một làn khói.

Quan mất hút luôn trong đám sương mờ bên đèo.
Lại nói Khang Hi hoàng đế ỷ có Ngư Xác bảo hộ nên lại sửa soạn cuộc tuần du Giang Nam lần thứ tư, lần tuần du này quả thật khác xa mấy lần trước.

Hoàng đế đem theo một đại đội ngự lâm quân, dọc đường còn có quân lính địa phương yểm trợ.
Khi đi đường, Khang Hi hoàng đế dò biết được còn có rất nhiều văn nhân có ý không phục nhà Thanh, thường sáng tác thơ văn phỉ báng triều đình.

Ngài bèn hạ một đạo mật dụ cho các tuần phủ, tư đạo nơi ngoại tỉnh bảo họ tra xét khắp nơi, hễ thấy có bài văn thơ nào phỉ báng bản triều thì phải báo ngay không được dấu giếm hoặc chậm trễ.

Không ngờ đạo mật dụ đó vừa mới xuống được ít hôm thì một cái án văn tự lớn lao xảy ra làm chấn động cả miền Triết Giang và Hồ Châu.
Số là miền này có một phú ông họ Trang tên Đình Lũng, đọc sách không bao nhiêu nhưng lại háo danh, chỉ thích có tác phẩm lưu lại nhân thế, tạc vào nơi danh sơn.

Bởi vậy, ông ta mới ngày ngày vác bút đề thơ.

Ông ta vừa ngâm vừa viết, chẳng biết đã viết những gì.

Viết vậy suốt một năm rưỡi trời mà chưa ra được một cuốn sách nào.

Bỗng một hôm, ông ta nghĩ ra được một diệu kế.

Vốn sẵn tiền, ông ta liền vác tiền đi mua văn của bọn văn nhân cùng quẫn, lấy những bản thảo của họ làm của mình.

Không biết ông ta mua ở đáu về được một tập bản thảo - bộ "Ô Trình Chu thị minh sử".

Ông ta lấy làm khoái lắm, bèn góp nhặt những sự thực thời vua Sùng Trinh rồi đổi tên tác giả sang tên mình.

Ông ta lại còn mời mấy cụ đồ nổi danh, nào là họ Lục, họ Tra, nào là họ Phạm giúp ông làm mấy bài bạt vào cuốn sách, rồi cho khắc và đem in.

Ông ta tưởng đó là một tác phẩm trứ danh, cho rằng xưa kia Khổng Tử làm Kinh Xuân thu, Tư Mã Thiên làm bộ Sử ký bất quá cũng chỉ như vậy mà thôi.

Ông còn cao hứng đến cái độ cho sách của mình có thể tạo thành thế chân vạc với hai bộ sách Sử ký và Xuân thu.

Ông ta có ngờ đâu vui lắm thì khổ nhiều! Thời kỳ đó chính là hồi bọn quan địa phương đang ngấm ngầm điều tra những trước tác phỉ báng triều đình.
Khi tra ra bộ minh sử này, viên tri phủ Hồ Châu cho là hệ trọng bèn đích thân tiến kinh để cáo mật.

Quan thượng thư bộ hình vội vào tâu hoàng đế.

Thế là một đạo thánh chỉ ha xuống, bắt phải tra xét nghiêm ngặt.

Tin tức truyền đi nhanh như chớp.

Trang Đình Lũng biết việc nguy rồi, bèn uống thuốc độc tự vẫn.

Khi thánh chỉ tới nơi thì Trang Đình Lũng đã chết.
Triều đình bèn cho quật mồ băm thây, đồng thời cho bắt tất cả bọn nhà in đem chém chết.

Ba cụ đồ họ Phạm, họ Tra, họ Lục cũng được tin nhanh lắm.

Các cụ đã dự tính trước, thanh minh rằng những bài bạt của sách đó là do Lũng giả tạo chứ không phải các cụ làm.

Nội vụ xong xuôi, cả ba cụ được miễn tội nhưng đều khuynh gia bại sản.
Tử đó về sau, bọn văn nhân hoảng hồn bạt vía, đều rụt cô lại như cổ rùa, chẳng còn dám viết lách lấy một chữ: Khang Hi hoàng đế quả đã mười phần khoái trí.

Ngài du ngoạn bên ngoài một thời gian lâu rồi mới trở về kinh.

Nhưng ngài không ngờ, ngay tại kinh, thái tử cùng bọn Trực vương, Ung vương lại gây ra một chuyện lớn khác….