Đăng vào: 12 tháng trước
Ngài đang băn khoăn về nỗi niềm này, bỗng hình ảnh của Tứ Xuân (bốn nàng Xuân) từ đâu vụt hiện ra trước mắt.
Ừ đúng! Ngài còn có bốn cây danh hoa khuynh quốc mà chỉ vì say mê Lan quý phi, ngài đã ném ra sau ót.
Hình ảnh của bốn đoá hoa sắc nước hương trời này càng hiện rõ như in trong trí nhớ.
Bao nhiêu duyên tình êm đẹp, bao nhiêu kỷ niệm mê ly thuở nọ, tất cả đều kéo về với ngài, và chỉ trong giây lát, ngài quên phứt hết cái giọng ca êm ái, cái điệu tình lẳng lơ của Lan Nhi buổi gặp gỡ đầu tiên.
Thế là Hàm Phong hoàng đế truyền gọi Mẫu Đơn Xuân và Hạnh Hoa Xuân tới hầu ngài.
Ngài ngắm kỹ cặp người ngọc này mà ái ngại.
Ái ngại bởi vì những cây danh hoa này của ngài hồi này gầy đi nhiều, kém sắc đi nhiều, và tất nhiên cũng kém duyên đi nhiều, đâu có còn được cái xinh cái giòn của người con gái đương tơ thuở nọ.
Ngài ái ngại, rồi ngài ngậm ngùi.
Ngài lên tiếng hỏi tại sao hai nàng tiều tuỵ dung nhan.
Chỉ thấy Hạnh Hoa Xuân của ngài oà lên khóc nức nở, những giọt lẹ nóng hổi ướt đẫm cả vạt áo long bào của ngài.
Ba cái đầu nặng trĩu trong suy tư.
Mãi về sau Mẫu Đơn Xuân mới thỏ thẻ tố cáo cho ngài nghe, nào là Ý quý phi ngược đãi bọn nàng ra sao, nào là bọn thái giám, cung nữ sợ thế lực của Ý quý phi không dám cho bọn nàng ăn no mặc đẹp ra sao, nào là tình cảnh hết sức khó sống ở trong vườn Viên Minh ra sao.
Hai nàng Xuân kể ra không biết bao nhiêu những nỗi khổ cực chua chát.
Mẫu Đơn Xuân vừa kể xong, Hạnh Hoa Xuân lại tâu tiếp cho ngài nghe việc Ý quý phi chuyên kiếm chuyện với gái Hán qua mắt ngài, và đối đãi vô cùng tản ác.
Nàng tố cáo để ngài biết là không biết bao nhiêu gái Hán đã bị Ý quý phi bắt đem đập chết trong các căn nhà hoang vắng bí mật, hoặc đem dìm chết dưới hồ Thái Dịch.
Hàm Phong hoàng đế nghe xong bỗng nổi cơn thịnh nộ, ngài gầm lên mấy tiếng như hổ gầm, xô đổ cái án thư trước mặt, răng nghiến lại ken két.
Thế là qua ngày hôm sau, ngài truyền chỉ triệu Ý quý phi tới.
Vốn người khôn ngoan thâm hiểm, Ý quý phi chỗ nào chả đặt tai mắt để nghe ngóng.
Hoàng đế nổi cơn thịnh nộ như thế nào, tên tổng quản An Đắc Hải đã biết, tức tốc thông tin cho Ý quý phi biết ngay.
Nàng biết hoàng đế thịnh nộ, liền xoã hết đầu tóc, bế hoàng tử trong lòng, lẹ làng bước vào cung, quỳ trước mặt ngài, dập đầu lìa lịa, xin tha tội, mặt mày làm ra bộ thiểu não đáng thương hết sức.
Thật là một chuyện quái đản: khi không thấy Ý quý phi thì hoàng đế nổi giận lôi đình, nhưng khi thấy nàng thỉ ngài lại thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.
Nhìn thấy mặt Ý quý phi ngài nhớ tới bao đêm ân ái mê ly.
Ngắm nghía khuôn mặt nàng, ngài lại cảm thấy lòng mình như say như mê.
Chỉ chừng ấy cũng đủ để cho ngài dẹp hết cơn thịnh nộ khủng khiếp hôm qua.
Đã thế ngài còn thấy mềm lòng hẳn khi Y quy phi khóc lóc thảm thiết, rồi vừa khóc vừa xin, trong khi đó hoàng tử đang ọ ọe trong lòng nàng như cô ý xin cha tha tội cho mẹ.
Thử hỏi tình cảnh đó người có tình cảm, ai lại không xúc động mà lòng chẳng se lại.
Hàm Phong hoàng đế quả đã để cho lòng se lại khiến trên mặt trận cân não, ngài đã chịu hạ phong để cho Ý quý phi toàn thắng.
Ý quý phi còn khôn ngoan hơn nhận thấy hoàng đế lại đã mắc vào bẫy tình cảm của mình, bèn tỉ tê kể lể gán đủ chuyện xấu xa cho Mẫu Đơn Xuân và Hạnh Hoa Xuân.
Đáng lý Hàm Phong hoàng đế không nên nghe, không nên tin lời nàng nói lúc này mới phải.
Trái lại còn nghe và đem bao lời khuyên an ủi nàng là khác.
Thế rồi suốt một đêm ban ơn mưa móc, ngài quên hết mọi chuyện.
Đường đường một vị hoàng đế vạn tuế gia rút cục lại bị cái đũng quần hồng của Ý quý phi làm mê tít tự lúc nào! Thấy cá đã mắc câu Ý quý phi dại gì để cá chạy mất.
Nàng sửa soạn cấp kỳ đưa ngay thánh giá về Thiên Địa Nhất Gia Xuân, tự mình nấu nướng sơn hào hải vị, hầu hạ lo liệu ăn uống chu tất để cho ngài an lòng điều dưỡng bệnh hoạn.
Ý quý phi ngầm bảo An Đắc Hải ở bên ngoài bất cứ có chuyện gì cũng không được thông báo vào trong.
Ấy cũng vì vậy nên Hạnh Hoa Xuân, Mẫu Đơn Xuân chỉ gặp hoàng đế được cỏ một hôm rồi từ đó cách tuyệt không còn được gặp lại nữa.
Mãi đến tháng năm, hoàng đế mới bình phục hẳn và thân thể mới thấy khỏe mạnh trở lại.
Ngài thường tản bộ hóng mát hết vườn nọ tới vườn kia, nhớ lại thuở nào phi này tẩn nọ.
Ngài cao hứng liền truyền cho triệu hết lại, rồi xuống chỉ mở yến tại nhà Thanh Thuỷ Trạc Anh thất.
Bọn phi tần đã từ lâu không được gặp hoàng đế, tự nhiên cảm tình đâm nhạt không dám nói năng gì nhiều.
Duy chỉ có mỗi một mình Ý quý phi cậy mình dược hoàng đế sủng ái, lúc nào cung xun xoe nũng nịu trước mặt ngài, khi cười lúc nói chẳng còn để cho ai chen chân vào nữa.
Mọi việc, mọi chuyện của hoàng đế, nàng giành lấy mà làm hết.
Nàng cũng cậy mình sinh hoàng tử không thèm chơi với nàng phi cô tần nào nữa, họ đối với nàng có còn giá trị gì nữa đâu.
Phía ngoài có vị đại thần quân cơ nào dâng sớ vào cho hoàng đế xem, nàng qua mặt hết chẳng cho hoàng đế biết tí gì.
Nàng bảo họ:
- Ấy chớ! Hoàng thượng đang uống rượu mua vui.
Chớ có đưa vào, làm rộn ngài, phải tội chết!
Thế là anh đại thần, tiểu thần nào cũng co vòi hết, bố bảo cũng chẳng dám nói thêm, chỉ còn nước ném tập sớ lại ra về, lòng phân vân chẳng biết giải quyết quân quốc trọng sự ra sao!
Ý quý phi lại còn âm mưu với tên thái giám tổng quản An Đức Hải giả mạo ý chỉ của hoàng đế phê toẹt vào tập sơ rồi trả lẹ ra ngoài.
Cách ít hôm hoàng đế toạ trào.
Ý quý phi lúc đó mới đem việc phê vào tờ sớ tâu lên.
Ngài tuy lòng không vui mừng chỉ vì quá yêu nên chẳng tiện nói ra.
Thấy hoàng đế chẳng nói gì mình trong những trường hợp như vậy, nàng tiến thêm một bước, cứ mỗi khi thấy bọn đại thần vào bàn việc triều chính với hoàng đế, nàng cũng cố mon men tới ngồi lỳ một bên nghe ngóng, nhiều khi đưa đại ý kiến của mình ra.
Đã thế hoàng đế tính lại lười, chẳng muốn để ý tới nhiều chuyện, do đó có nhiều bản sớ tâu lên, ngài đều bảo Ý quý phi xem xét rồi phê giùm trả về.
Thế là từ đó Ý quý phi đã có thể để can dự vào triều, chính và nghe ngóng được mọi chuyện xảy ra bên ngoài rồi.
Đã có năm ba tên tay chân giảo hoạt lẹ làng chạy vạy xoay tiền nhờ thế lực của Y quỷ phi.
Chúng đi đúng đường do An Đắc Hải vạch ra để đưa tiền về hiếu kính Ý quý phi.
Một mặt nàng lượm tiền bạc của ngoại nhân đưa vào, một mặt bao biện hết mọi việc trước mặt hoàng đế.
Hàm Phong hoàng đế về sau cũng biết sự tệ hại đó của Ý quý phi, nhưng phải cái ngài ốm quá, yếu quá chẳng còn chút hơi sức nào để gắng gượng xem sớ nữa.
Do đó cứ môi lần có chuyện đại sự cần giải quyết ngài lại cho mời Hiếu Trinh hoàng hậu và cho gọi viên đại thần vào tâu rõ, để bà ngồi trong rèm hỏi han tự sự.
Cũng có khi Hậu bận việc không tới được thì ngài lại cho Ý quý phi ngồi cạnh đọc tờ sớ cho mình nghe để giải quyết.
Chưa hết, ngài còn tìm hai vị: Thuần thân vương và Cung thân vương vào trong vườn Viên Minh để giúp ngài giải quyết mọi việc quốc sự.
Đã có lúc hoàng đế ngồi nhàn đàm với vị thân vương Thuần Cung, Ý quý phi bất chấp cả tỵ hiềm, kiêng kỵ, ngồi chễm chệ một bên để góp chuyện.
Thấy Thuần thân vương mặt mày bảnh bao, tuổi lại còn trẻ mà goá vợ, nàng bèn thỏ thẻ với hoàng đế làm mai, đem cô em gái mình là Dung Nhi gả cho vương.
Thuần thân vương thấy đó là lệnh của hoàng đế, đâu dám không theo.
Thế là từ đó trong thì có mình, ngoài thì có em, Ý quý phi cùng Dung Nhi chẳng khác chi con giăng con mồi liên lạc chặt chẽ với nhau, để xoay trở ngoài tài lợi, còn cả đến quyền hành triều chính nữa là đằng khác.
Ý quý phi tuy khôn khéo kết bè lập cánh rộng rãi khắp nơi, thế mà vẫn không kéo được hai vị đại thần quan trọng là Cung thân vương và Túc Thuận.
Hai vị này tuyệt nhiên không quan hệ với Ý quý phi, trái lại còn khuyên can Hàm Phong hoàng đế chớ để cho nàng can dự vào triều chính.
Hàm Phong hoàng đế đã biết Ý quý phi gian hoạt bất trắc lắm, nhưng phải cái yêu quá hoá mê, thành thử không thể cấm đoán nàng một cách dễ dàng.
Hơn nữa nàng dự chính từ lâu đã quen rồi, ngựa quen lối cũ khó có thể sửa đổi được tính nết.
Hàm Phong hoàng đế muốn tránh nàng, nhiều lần nhờ Hiếu Trinh hoàng hậu giúp mình, nhưng hậu lại quá kém, ăn nói lúng túng chẳng ra sao mỗi khi có việc do đại thần tâu lên.
Trái lại nếu nàng bên cạnh thì mọi việc được giải quyết mau lẹ, rành mạch, không việc gì là không xong xuôi trôi chảy.
Ngoài ra nàng hình như còn có một cái oai lạ lùng, khiến bọn đại tuần đều tự cảm thấy e ngại sợ hãi.
Lâu dần về sau Ý quý phi cậy mình có tài, càng ngày càng kiêu hãnh ngang ngược.
Hiếu Trinh hoàng hậu cũng muốn sửa tính đổi nết cho nàng, nhưng lại phải cái mặc cảm kém tài, nên nhiều lúc đành im lặng ngồi nhìn.
Mùa xuân năm đó, trong cung chiếu lệ tổ chức đưa rước thuyền rồng.
Hàm Phong hoàng đế đưa bọn mỹ nữ cung tần, quý phi, hoàng hậu lên ngồi trên thuyền dự yến xem rước.
Thực ra hồi này, vì vẫn chưa được mạnh hoàn toàn nên ngài chỉ đem một mình Hiếu Trinh hoàng hậu ngồi riêng trên một chiếc thuyền nhỏ từ từ bơi lượn.
Trên bờ, thấy thuyền rồng lững lờ trong hồ, mọi người đồng thanh hô lớn ba tiếng "An lạc độ" (trẩy yên vui: đây là tiếng hô cầu chúc nhà vua đi thuyền được yên ổn vui vẻ).
Nguyên lai, trong cung Thanh có cái lệ là hễ hoàng đế đi thuyền, khi ra khỏi bến thì bọn cung nữ đứng trên bờ đều phải đồng thanh hô lớn ba tiếng "An lạc độ" mãi đến khi cặp bến bờ kia mới ngừng hẳn tiếng hô.
Tục lệ có tính mê tín dị đoan khiến kẻ thức giả chẳng thèm để ý tới làm chi, nhưng hai bên bờ có đến mấy ngàn cung tần, mỹ nữ đồng thời cất tiếng oanh giọng én, thử hỏi làm sao lại chẳng gây được hào hứng cho mọi người.
Chính thế! Hoàng tử Đái Thuần, tuổi còn nhỏ, ham vui, càng lấy làm khoái khi nghe thấy hô, cũng nhảy nhót hô theo.
Ý quý phi dắt tay Thuần tới làm quen với đám phi tần cung nữ, rồi cùng ngồi trên một chiếc thuyền riêng du ngoạn.
Nàng được tin hoàng đế mở tiệc tại Ánh Thuỷ Lan Hương liền kéo cả đám tới nơi đây chờ đợi.
Ánh Thuỷ Lan Hương là một khu đất sát ngay cạnh hồ, phía trước cột ba chiếc thuyền rồng còn có rất nhiều thuyền nhỏ đậu sát ngay hông.
Ý quý phi hồi nhỏ vốn ở miền Hoa Nam, học được cách chèo thuyền rất thạo.
Yến tiệc đã xong.
Ý quý phi thấy chiếc thuyền nhỏ xinh xinh đậu sát bên bờ, nàng bỗng động lòng nhớ tới nghề mọn thuở xưa, liền nhảy lên cầm chèo.
Hàm Phong hoàng đế vụt nhìn xuống hồ thấy nàng, miệng ngài nói: "Tuyệt lắm" rồi ngài gọi: "Để cho trẫm cùng đi với".
Ý quý phi thấy hoàng đế cũng hứng chí muốn đi, vội lái lẹ thuyền quay vào bờ đón ngài bước xuống.
Không ngờ Hàm Phong hoàng đế vừa bước xuống thuyền, chân chưa đứng vững thì thuyền đã xô ra.
Vốn yếu đuối lại vừa khỏi bệnh, người chưa khỏe hẳn, chân chưa vững mạnh, thuyền tròng trành, ngài bỗng nghiêng đi, rồi bắn tung ra mạn thuyền, rơi tõm xuống nước.
Những tiếng hô "cứu" thốt từ trên bờ đến lạc cả giọng.
Bọn thái giám, cung nữ xôn xao cuống cuồng.
Họ chạy lên rồi lại chạy xuống, chạy xuống rồi lại chạy lên, ra sức gào "cứu".
Trên bờ, dưới hồ, khắp tứ phía chưa đầy chớp mắt đã biến thành y như một cái chợ cháy vô cùng hỗn loạn.
Hiếu Trinh hoàng hậu đang ở trong nhà, được tin cấp báo, vội vàng chạy ra xem, lòng hoảng sợ đến cực điểm… May được cái nước sát bờ, phía dưới lại có bậc đá xây thành kè dài.
Ấy chính nhờ cái kè này, mà khi rớt xuống nước, hoàng đế đã bám cứng được một cục đá, vẫn thò được cái đầu và đôi vai lên, chi có phần dưới mình từ ngực trở xuống chìm hẳn trong nước mà thôi.
Bảy, tám tên thái giám nhất tề nhảy ùm xuống hồ như một lũ nhái luống cuống ghé vai công kênh hoàng đế lên bờ, mình ướt như chuột lột.
Hoàng hậu bước quýnh quýnh trên bờ tay bắt chuồn chuồn, miệng há hốc, mặt xám ngoét lại, chẳng biết xám vì sợ hay vì giận.
Hàm Phong hoàng đế vừa được đưa lên bờ thì hoàng hậu đã hò hét ầm lên, bắt bọn thái giám khiêng ngay ngài vào một căn phòng xông hương thơm ngát gần đó để thay đổi áo quần, một mặt quát bảo mấy tên thái giám khác bắt ngay Ý quý phi tông vào Vĩnh Hạng nhót lại để chịu tội.
Hàm Phong hoàng đế vốn ốm yếu lâu ngày, chưa được bình phục hẳn, nay lại bị một cơn hoảng, nào ướt nào lạnh, bất giác bệnh cũ phát lại dữ dội.
Hiếu Trinh hoàng hậu suốt ngày đêm thuốc thang hầu hạ bên cạnh, chẳng được lúc nào thư thái tâm thần.
Ôm một lèo mãi tới lúc sang thu, hoàng đế mới dần dần khỏe lại.
Vua và hậu thì như thế, Ý quý phi càng thiểu não hơn.
Bình nhật nàng hống hách vênh váo biết bao, thế mà nay đành khoanh tay ngồi nhà đá đã bốn, năm tháng trường, thử hỏi còn mong chì tìm lại được thời và thế của ngày nào? Lũ hoạt đầu cầu danh móc lợi đã từng khúm núm hầu hạ nàng bấy lâu nay, thấy nàng sa chân lỡ bước thất thế kẹt vận, đã chẳng những không chút động lòng từ tâm, trái lại còn nhờ gió bẻ măng, chết đuối đạp thêm.
Túc Thuận chống đối Ý quý phi từ lâu, Thuận ngầm thông với bọn cung nữ hầu hạ nàng, cố ý tới cáo mật với Hiếu Trinh hoàng hậu nói nàng ở Vĩnh Hạng suốt ngày oán giận hoàng thượng.
Ghê gớm hơn nữa nàng còn dám dùng bùa chú Mãn Châu để thư ếm hoàng thượng nữa.
Hiếu Trinh hoàng hậu nghe xong vội tới Vĩnh Hạng gặp ý phi, hậu nói:
- Nàng hãy tạm thời yên tâm chờ đợi.
Đợi ít hôm nữa hoàng thượng vui vẻ, ta sẽ giúp nàng cầu xin ân điển của ngài tha cho nàng ra.
Hậu chỉ nói ra có thế, vậy mà không hiểu tại sao cái chuyện trù ếm hoàng đế của Y phi lọt đến tai Hàm Phong hoàng đế.
Ngài bất giác nổi cơn thịnh nộ.
Khéo thay Túc Thuận lúc đó đứng cạnh.
Ngài hỏi Túc Thuận:
- Ý trẫm muốn truất phế Lan quý phi cho nàng tự tận, khanh nghĩ thế nào?
Thuận giật mình đánh thót một cái, vội quỳ xuống đất đập đầu tân:
- Nô tài chẳng dám can dự vào việc trong cung cấm!
Câu chuyện này truyền tới tai Hiếu Trinh hoàng hậu.
Hậu vội vàng chạy tới gặp hoàng đế, đem hết tâm lực biện hộ cho Ý quý phi.
Hậu nói:
- Những chuyện đó bất quá chỉ là do bọn người ganh ghét nàng đặt điều phao nhảm đó thôi.
Thần thiếp cũng thường khi tới gặp nàng thấy nàng tỏ ý hết sức cung thuận, tự biết lỗi mình và hối lôi nhiều lắm, thần thiếp dám xin thay nâng cầu xin hoàng thượng ban cho ân điển tha tội cho nàng.
Bị giam trong lãnh cung lúc nào cũng tưởng nhớ tới hoàng thượng.
Nàng khóc lóc ngày đêm, tình cảnh thật là đáng thương hết sức.
Hàm Phong hoàng đế vừa nghe lời Hiếu Trinh hoàng hậu cầu xin ân điển, vừa nghĩ tới việc ý quý phi sinh cho mình một mụn hoàng nam, nhất thời không thể bỏ danh hiệu Phi tử của nàng.
Thế là cơn thịnh nộ của ngài dần dần tiêu đi lúc nào không biết.
Hiếu Trinh hoàng hậu lại cứ ở bên cạnh cầu xin ân điển.
Cuối cùng ngài nể mặt hoàng hậu đại xá cho Ý quý phi và truyền lệnh phóng thích nàng ra khỏi lãnh cung..