Sau Lũy Tre Làng: Phần 3: Sát Thần Lệnh
Đăng vào: 12 tháng trước
Cứ thế bốn thân ảnh, một người được vác trên vai hai người khác, một người thì vừa chạy vừa gọi với ở phía sau chỉ một loáng đã đến được bờ ao Nghè.
Đặt ông Tuấn trên vai, thầy Nam và thầy Toàn không nói năng gì nhiều, ngay lập tức tác pháp.
Cả hai đều lấy trong tay nải ra bốn cây nến màu tím, mười hai cây hương.
Họ lần lượt cắm nến và hương bốn góc quanh ao Nghè, sao cho bao quát cả ao, tạo thành một hình chữ nhật, mỗi một cây nến, họ lại cắm ba cây hương.
Đợi khi cả nến và hương đều được thắp lên cả hai bắt đầu thay nhau tác pháp.
Thầy Nam lấy ra một cây gậy bảy tấc, kéo ống quần lên, lội xuống ao, dùng chân của mình mà dò dẫm, thầy Toàn ở phía trên cũng không rảnh tay liên tục nặn các pháp quyết, nhìn như múa một bài quyền, khi là Rồng lúc lại giống Hổ.
Vừa thấy thầy Nam giơ cây gậy lên cao rồi cắm thẳng xuống đáy ao Nghè, thầy Toàn cũng gầm lên dậm chân ba lần, miệng đọc lớn:- Trần Toàn truyền nhân đời thứ 14 của gia tộc Trần, pháp môn Vạn Kiếp, nay sử dụng phép định thủy, mong các vị tổ sư gia chứng kiến, trợ lực đệ tử hoàn thành phép thuật.Đoạn thầy Toàn rút trong túi ra một cây đinh, chiều dài cũng độ bảy tấc như cây gậy gỗ, trực tiếp tiến về phía cây Gạo sát ao Nghè, đưa đinh lên giữa thân cây, gầm lên:- Vạn Kiếp Tông Bi bí thuật, định thủy thuật, lấy tứ nến làm phạm , lấy nước ao làm dẫn, thất tấc đinh, Thất khúc gậy làm môi.
Định cho ta.Sau đó không cần đến búa, thầy Toàn trực tiếp dùng tay không, nắm lại thành quyền, đóng trực tiếp đinh vào thân cây Gạo.
Chỉ nghe vài tiếng bụp, bụp, bụp vang lên.
Một nửa cây đinh đã đâm xuyên vào thân cây.
Lá cây rơi xuống tán loạn.
Ông Tuấn và bác mộc chỉ biết há hốc mồm mà nhìn.
Phía dưới ao nước, thầy Nam cũng hoàn thành phong ấn, miệng gầm lên:- Thành.Bốn ngọn nến ở tứ hướng quanh ao đột nhiên tắt lửa cái phụp, còn mười hai cây hương thì đột nhiên bùng cháy dữ dội, sau đó hóa thành tàn tro, nằm vương vãi trên mặt đất.
Thấy phép đã thành, thầy Nam leo ngược lại lên bờ, tụ họp với thầy Toàn.
Trước khi rời đi, hai thầy còn nhắc nhở với ông Tuấn:- Phong ấn đã thành, cửa âm đã được bít lại, nhưng chỉ là tạm thời, từ nay về sau, tuyệt đối không cho phép người nào xuống ao Nghè bơi lội, tránh đạp gãy Thất khúc gậy phá bỏ phong ấn, ngoài ra cũng không để mọi người nhổ cây đinh trên thân cây Gạo xuống, nếu lỡ có xảy ra vấn đề gì, phải nhanh chóng gọi điện báo cho hai bọn cháu biết.Thời gian gấp gáp, hai thầy cũng không tiện nói nhiều , nhanh chóng khởi hành.
Ông Tuấn và bác Mộc thì sau khi đợi bóng lưng hai thầy khuất sau màn đêm, nhanh chóng thu dọn lại những thứ còn thừa, trong đó có bốn cây nến, biết đây là thứ tốt, bác Mộc vừa ngồi xổm nhặt vào tay vừa cười hì hì, quay sang nói với ông Tuấn:- Chú Tuấn, thứ tốt, thứ tốt, nến này trộn biết bao đồ tốt đấy, cháu hai chú hai nhá.Ông Tuấn đá vào mông bác, rồi giành lấy toàn bộ số nến, cười mắng:- Tốt cái đầu mày ấy Mộc, giữ lại, đợi các thầy xong việc về, trả lại cho các thầy, thứ này giá trị không ít đâu, đừng có tham vặt như thế.Đoạn ông Tuấn thu lại nét cười, bắt đầu trầm tư, đưa ánh mắt lo âu nhìn xuống ao Nghè, bác Mộc cũng không đùa vui nữa, mắt cũng hướng nhìn xuống đấy.
Mặt nước ao Nghè vẫn phẳng lặng, nhìn rất hiền hòa, không có một gợn sóng, nhìn tưởng như vô cùng yên bình, nhưng nào ai biết đâu, liệu nằm sâu dưới mặt nước, rốt cuộc đang ẩn chứa điều gì.
Cả hai người lẳng lặng đứng đó một hồi lâu, mỗi người theo đuổi một mạch suy nghĩ riêng của bản thân mình.
Chỉ khi một cơn gió mùa Đông Bắc lạnh lẽo tạt vào mặt họ, hai người bị cái lạnh đánh thức.
Ông Tuấn ngửa cổ lên trời thở dài một hơi, quay sang chỗ bác Mộc cất giọng:- Mộc, mày gọi điện cho thằng Bình đi cháu.
Nội dung thì chú không cần phải nói nữa đúng không? Còn ở chỗ các cụ thì để chú lo.Bác Mộc gật đầu hiểu ý, sau đó lững thững bước theo ông Tuấn quay trở về nhà.
Mâm cơm ngày hôm nay, chẳng ai ăn nổi một bát.
Sau khi thầy Nam và thầy Toàn rời đi khoảng một tuần, thì tất cả mọi chuyện vẫn diễn ra vô cùng suôn sẻ, ông Bình được bác Mộc nhắc nhở, gật đầu lia lịa, chính bản thân ông cũng đã mất mát rất nhiều trong cuộc chiến hôm ấy, thấu hiểu nỗi đau đấy, do vậy ông không muốn bất kì ai phải chịu nỗi bi thương giống mình.
Ông Bình cho lập trạm gác ở đình, mỗi ngày cử ra hai người, đa số là thanh niên.
Về phần các cụ bô lão sau khi được ông Tuấn du thuyết qua thì cũng biết truyện, người nào người đấy đều về nhắc nhở con cháu, trong khoảng thời gian này, tuyệt đối không cho phép đứa nào ra ao Nghè.
Cả làng lại bắt đầu lâm vào tình trạng lo âu, chẳng ai biết được buổi sáng ngày mai mình thức dậy, liệu có chuyện gì xảy ra hay không.
Tất cả người dân sau khi trải qua cái đại nạn chết hụt đấy, người nào cũng đều chấp hành điều luật của làng vô cùng nghiêm chỉnh, từ người lớn đến trẻ con.
Nếu mà có ai đấy, thì chắc chỉ có một người, một người đàn ông hơn ba mươi tuổi.
Dân làng gọi gã là Huy Vu.
Gã bị thần kinh không ổn định, nói thô là điên.
Trước đây Huy Vu từng là một người rất đẹp trai, biết bao cô gái đã thầm ưa thích gã, khi lớn tuổi hơn một tí, gã lấy vợ và có con.
Sau nghe theo lời chúng bạn rủ rê theo đuổi giấc mơ giàu có, hắn đã theo chân bọn họ đi đào vàng ở tít trên Tây Bắc, cụ thể ở vùng nào thì không rõ.
Chỉ biết sau khi rời nhà khoảng ba tháng thì hắn quay về, vàng đâu không thấy, chỉ thấy hộp sọ trên đầu hắn bị móp vào.
Người ta đồn thổi rằng, đợt ấy cả đám người trong đó có gã đã đào trúng một mạch vàng lớn, ai ngờ đâu rừng sâu nước độc không giết được đám người, nhưng lòng người lại tự giết họ.
Thấy vàng trược mặt, lòng tham khiến con người ta mờ mắt, có hai kẻ trong nhóm đã tương kế tựu kế, âm mưu giết sạch những người còn lại để độc chiếm.
Hắn cũng bị những người đó ám toán, dùng gỗ cứng mà đập vào đầu, may sao hắn số lớn mạng lớn, hai người kia thấy đầu của Huy Vu bị móp vào, cứ ngỡ hắn đã chết, không thèm kiểm tra hắn sống chết ra sao mà ôm vàng bỏ trốn.
Đến khi gã tỉnh lại được thì cố lết thân tàn ma dại của mình đi tìm người giúp, may sao gặp được một người dân tộc đi rừng kiểm tra bẫy thú, người ta thấy Huy Vu như vậy, bèn đem về nhà mà cứu chữa.
Vết thương lành, hắn quay trở lại làng, trên người không còn một cắc bạc.
Sau đó vợ Huy Vu thấy hắn tay trắng, nghèo đói, khố rách áo ôm, đầu gã lại bị biến dạng nhìn vô cùng đáng sợ, chị ta đã ôm con bỏ đi, cũng chẳng ai rõ là chị ta đi đâu.
Từ đó Huy Vu dần trở lên bị điên và ám ảnh với đồng tiền, một lần nữa cũng chẳng ai hiểu được do Huy Vu bị vợ con bỏ nên đâm ra bị kích động đến mức hóa điên, hay là do vết thương cũ trên đầu ảnh hưởng.
Chỉ biết được rằng, kể từ đó hắn lang thang đầu đường xó chợ, ai cho gì ăn lấy, đám ma chay, cưới hỏi trong làng đều không thiếu bóng gã.
Dân làng thương tình, thay nhau mà nuôi gã, khi người này cái bánh, người kia cái bắp..