Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Đăng vào: 12 tháng trước
Vào mỗi độ xuân, khi nhiệt độ dần lên cao, băng tuyết trên đỉnh núi tan ra rồi hợp lại thành dòng, theo thế núi chảy về phía dưới núi.
Nước tuyết chảy về những nơi trũng tạo thành những ao hồ mới, khi đêm lạnh về lại đóng băng thành băng, mực nước hồ dâng cao khiến các khối băng nở ra tạo thành những khối băng khổng lồ trong rừng, theo dòng nước chảy dưới lớp băng từ từ di chuyển, tạo nên một lực tác động cực lớn dễ dàng phá hủy mọi thứ, đến mức bất cứ nơi nào nó đi qua, nhiều cây cối bị quật ngã, di chuyển xuống núi theo dòng nước, trượt xuống sông trong hẻm núi, và tiếp tục di chuyển về phía hạ lưu với băng vỡ trên sông.
Vì vậy, mùa xuân là thời điểm tốt nhất để người dân miền núi đi lấy củi mà họ cần cho mùa đông này.
Hà Điền và Dịch Huyền vác dây thừng trên lưng đứng ở bên bờ sông, thấy có khúc gỗ nào trôi qua thì sẽ ném dây xuống.
Một đầu của dây thừng có gắn móc sắt lớn, sau khi móc vào gỗ trôi có thể từ từ kéo vào bờ sông, lúc này lại đem dây thừng cột vào dây đeo trên lưng Gạo, mượn sức của nó kéo vào bờ.
Phần lớn gỗ trôi sông đều bị gãy hết cành trong quá trình di chuyển, chỉ còn lại phần thân tròn, sau khi phơi khô rất thích hợp để làm nhà.
Nếu như vớt được cây vừa mới ngã xuống thì lại càng tốt, chúng càng khô ráo, chỉ cần phơi nắng vài tuần là có thể đem làm củi hoặc chế thành vật liệu gỗ.
Mỗi khi gặp khúc gỗ như vậy, Dịch Huyền và Hà Điền như hai con thú gặp được mồi ngon, vô cùng phấn khích, sau khi kéo gỗ lên bờ, họ sẽ kiểm tra lại gỗ để xác định xem có phù hợp để làm vật liệu gỗ hay không.
Mùa thu năm ngoái, họ chặt mấy cây to sắp đổ ở rừng vân sam trên cao, định đợi khô ráo một chút, qua mùa đông sẽ kéo về làm nhà, nhưng lúc này lại là lúc đường vào rừng khó đi nhất trong năm.
Tuyết tan chảy và đóng thành băng, một số con dốc quá trơn khiến họ không thể leo lên được.
Nếu tuần lộc giẫm lên, sẽ bị ngã gãy chân.
Cho nên lúc này chỉ có thể kiên nhẫn chờ đợi.
Đợi cho đến khi tuyết tan nhiều hơn, tuyết đọng trong rừng cũng tan theo.
Sau khi thời tiết ấm lên, Hà Điền và Dịch Huyền đã tháo ống khói bếp trong chuồng vịt và thỏ ra, đến buổi chiều khi thời tiết đẹp sẽ thả thỏ và vịt ra ngoài hóng gió một lúc.
Nơi thông gió nhất chính là vườn ươm trong nhà kính.
Mặc dù ngói băng đã không còn, nhưng giá gỗ vẫn còn đóng băng chắc chắn trên mặt đất, Hà Điền và Dịch Huyền che hai tấm mành cỏ thưa thớt trên mái nhà, mặc dù nhà kính bốn bề thông gió nhưng không có tuyết đọng.
Sau khi sông băng tan lại có tuyết rơi vài lần, nhưng cũng không quá lớn.
Lớp tuyết cuối cùng chưa đến 10 cm, chỉ vài ngày là tan.
Đất trong vườn ươm cứ về đêm là sẽ đông cứng, nhưng đến ban ngày thì mềm trở lại.
Cả thỏ và vịt đều thích loại đất mềm xốp này, con thỏ sẽ dùng chân sau để đào đất, tìm củ khoai tây và cà rốt nhỏ còn sót lại trong đất, còn vịt thì dùng móng vuốt có màng và mỏ dẹt bới đất lên, tìm những con côn trùng nhỏ, sau đó, chúng lim dim mắt ngủ gật trong nắng ấm.
Gạo cũng rất thích nơi này, nó lại bươi chỗ đất mà thỏ và vịt đã bới một lần nữa, tìm rễ rau, rồi lại ngước cổ lên gặm tấm mành cỏ khô treo trên mái nhà.
Lúa Mì thấy mấy con vật kia thích chỗ này, nó cũng bắt chước nằm trên đất phơi nắng, nhưng rất nhanh đã bỏ cuộc.
Một tuần sau, những con chim dần xuất hiện trên bầu trời, Lúa Mì rảnh rỗi cực kỳ buồn chán cuối cùng cũng nghênh đón mùa giải chính thức đầu tiên trong sự nghiệp của nó.
Trước khi đến nơi đàn chim tập trung, Hà Điền trêu Dịch Huyền: "Mùa xuân năm nay chúng ta tiết kiệm được khoảng thời gian đi bắt vịt rồi anh ha.
Trong nhà có nhiều trứng như vậy mà, tùy tiện ấp một chút là có thịt vịt ăn quanh năm luôn, còn là thịt vịt tươi nữa chứ!"
Dịch Huyền kinh hãi, chớp chớp đôi mắt chó con ngây thơ, giả vờ bình tĩnh phân tích với Hà Điền tại sao đi săn trực tiếp lại có lợi hơn, bắt đầu từ sự khác biệt giữa mùi vị của vịt xông khói với vịt ngâm và vịt tươi, sau đó phân tích đến nhu cầu nuôi, thức ăn thô xanh cần cho vịt, giảm sản lượng trứng vịt trong thời kỳ ấp của vịt mái, dự trữ lông vịt, v.v., rồi lại phân tích đến hình thức sinh hoạt của người săn bắt hái lượm và hình thức sinh hoạt của cá thể nông dân trung nông ai cao ai thấp.
Cuối cùng kết luận một câu, đến mùa xuân thì nhất định phải đi săn!
Hà Điền nhịn cười: "Vậy được rồi, anh đi chuẩn bị đi, chúng ta đi săn."
Dịch Huyền hớt ha hớt hãi chạy đi chuẩn bị.
Thật ra, dựa theo tính cách của Dịch Huyền, làm sao anh có thể ấp vịt và nuôi chúng để ăn được? Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng thỏ đã cho Hà Điền đủ giác ngộ, cô không muốn nhìn thấy lũ vịt ấy sẽ như cỏ dại mọc lan tràn đâu.
Đối với mấy con thỏ đực dơ hầy, tròn tròn đầy lông và mắt to lúng liếng kia, Hà Điền cũng đã nghĩ kỹ rồi, lúc đi săn sẽ tiện thể thả chúng đi luôn.
Dịch Huyền chỉ có thể đồng ý với quyết định này, mùa khó khăn nhất đã qua rồi, ở lại đây thì không trở thành lẩu thỏ thì cũng bị cấm dục cả đời, về với tự nhiên thì tốt hơn, có thể kiếm bạn tình rồi sinh con đẻ cái.
Với lại, so với mấy con thỏ lớn, mấy bé thỏ con dễ thương có thể dễ dàng ôm và chơi đùa hơn!
Vì vậy, vào ngày đi săn, chiếc lồ ng chứa một vài con thỏ đực cũng được nâng lên thuyền cùng với các thiết bị săn bắn.
Lúa Mì nhảy lên thuyền, hào hứng quan sát xung quanh.
Lúc Hà Điền và Dịch Huyền chèo thuyền, nó dò xét mọi nơi trên chiếc thuyền nhỏ, nhìn bọn họ dùng mái chèo đẩy đi lớp băng trên sông.
Trên sông lớn vẫn còn sót lại một số tảng băng vụn, khi đến các nhánh sông thì chỉ còn lại một lớp băng mỏng, rộng chừng chục cm trên bờ sông.
Trên cây cối hai bên sông và trên ngọn lau sậy ven bờ vẫn còn tuyết phủ, nhưng chúng không thể hoàn toàn che hết những cành thông xanh và lá sậy vàng bên dưới.
Đến gần bờ sông, nhìn kỹ hơn, một số cỏ khô màu vàng đã mọc lên màu xanh lục nhạt, nhưng khi đến gần, chỉ thấy lớp đất màu nâu đen và rễ cỏ cố thủ trên đó.
Giống như câu thơ: Thảo sắc diêu khán cận khước vô.(Nhìn xa sắc cỏ, nhìn gần lại không.)
Ngay tại các nhánh sông, mực nước sông dâng lên rất cao, tuy tốc độ dòng chảy không nhanh, nước sông đục ngầu nhưng lại có màu xanh đen pha lẫn nâu, vàng, mang theo gỗ trôi và tuyết tan chảy xuống, rất giàu mùn và khoáng chất.
Những thứ này sẽ được mang xuống hạ lưu theo dòng sông, khi đến đồng bằng sẽ trở thành loại đất màu mỡ, trải qua một mùa hè canh tác, cuối cùng sẽ trở thành những hạt gạo óng ánh hương vị ngọt ngào và giàu tinh bột.
Sau khi thuyền đến phụ lưu, Hà Điền tìm chỗ đặt lồ ng cá, vì sợ nước dâng nên sợi dây trên nóc lồ ng cá không cột vào thanh gỗ hay cây trúc rồi cố định xuống bùn sông mà là nối với một sợi dây thừng dài có viên đá quấn quanh đầu dây còn lại, ném lên cành cây lên bờ rồi cố định vào đó.
Họ thả hai lồ ng cá, cũng tìm được một vùng đất ngập nước thích hợp cho việc săn bắn nên dừng thuyền và lên bờ.
Cách bờ sông vài trăm mét có một hồ nước được che chắn bởi lau sậy và bụi rậm, mặt nước phản chiếu bầu trời xanh và mây trắng, xung quanh vẫn là tuyết trắng xóa, nhìn từ xa trông như một viên ngọc bích trên bộ lông trắng như tuyết.
Hà Điền tìm một chỗ trống ở rìa một bụi cây để làm địa điểm phục kích.
Họ đặt những chiếc rương gỗ đã mang theo xuống đất, tạo thành một hình bán nguyệt.
Rương gỗ đã qua sử dụng lâu ngày, ván gỗ lâu ngày biến thành màu vàng héo, giống với màu của bụi cây xung quanh, đây là đồ che chắn của họ.
Cả hai mặc áo choàng vải dầu màu trắng, ngồi sau chiếc rương gỗ, họ hòa hợp hoàn hảo với môi trường xung quanh, ngay cả khi những con chim từ trên trời nhìn xuống cũng khó mà phát hiện ra được.
Trong lúc đợi đàn chim di cư tập trung lại, để thoải mái hơn, họ chặt một ít lau sậy rải trên mặt đất, sau đó trải một lớp da hươu dày lên.
Da hươu có màu xám nâu, đặt ở trên thân sậy màu vàng xám, Hà Điền và Dịch Huyền mặc áo choàng trắng ngồi lên, dù nhìn từ không trung hay nhìn từ xa thì cũng giống như một bụi cỏ bình thường, ở đó tuyết đang tan ra, thấy được mặt đất màu xám nâu, và trên bãi cỏ khô héo vẫn còn sót lại một ít tuyết đọng.
Sau khi làm nơi trú ẩn, họ lấy vịt gỗ và ngỗng gỗ để dụ chim ra, một số được thả bên bờ, một số thì thả xuống hồ, chỉ cần đẩy nhẹ là những con vịt gỗ sẽ từ từ trôi vào giữa hồ nước.
Sau khi bố trí xong, họ ngồi sau vật che và thổi chiếc còi bằng gỗ bắt chước tiếng chim.
Tiếp theo, phải dựa vào may mắn.
Trước khi đàn vịt trời đầu tiên bay đến, Dịch Huyền miễn cưỡng từ biệt bầy thỏ đực kia, anh mở lồ ng tre ôm chúng ra ngoài, vuốt v e cái đầu đầy lông và thân hình mũm mĩm của chúng, lại dặn dò vài câu: "Sau này mấy đứa phải tự mình tìm thức ăn rồi.", "Ở đây đồng cỏ và nguồn nước tốt tươi, chắc là sẽ có rất nhiều đồng loại, hãy tìm một con thỏ cái để sống cùng nhé." Sau đó thả chúng vào bãi cỏ.
Vừa thả thỏ xong, một bầy vịt trời la hét bay lượn và đáp xuống, Hà Điền và Dịch Huyền nhanh tay lẹ mắt nổ súng, phát ra vài tiếng nổ, những con vịt trời lại bay đi một cách kinh hoàng.
Một vài con không may rơi từ trên trời xuống.
Hà Điền vỗ nhẹ vào mông Lúa Mì.
Nó mạnh mẽ nhảy ra khỏi phía sau rương gỗ, bay ra như một mũi tên, nhảy xuống hồ, bơi đến con mồi rơi ở xa nhất, ngậm lấy rồi bơi trở lại bờ.
Một lúc sau, cả bốn con vịt trời đều bị ngậm về, Hà Điền vỗ vỗ đầu Lúa Mì để tán thưởng.
Trong lúc cô đang cúi đầu tìm đồ ăn ngon để thưởng thì Dịch Huyền đã ôm Lúa Mì giơ lên cao.
"Ai là chó con lợi hại nhất trên đời? Đó là Lúa Mì! Là Lúa Mì đó!"
Hà Điền chả ưa nổi cái điệu bộ kỳ cục này, vội vàng nhét một miếng thịt vào miệng Lúa Mì.
Lúa Mì có thịt trong miệng, để bảo vệ thức ăn, nó không hợp tác với trò chơi nữa, nhe răng phát ra âm thanh gầm gừ, nhưng cái đuôi trên mông vẫn vui vẻ lắc lư khiến cho Hà Điền phải bật cười.
Một lúc lâu sau, một đàn vịt trời khác lại bay đến.
Hà Điền và Dịch Huyền bắn không trượt phát nào, Lúa Mì cũng không còn là chú chó con mới ra đời vừa ngậm con mồi trở về là phải nghỉ ngơi một lúc nữa, nó và chủ của mình phối hợp chặt chẽ với nhau, rất nhanh đã ngậm về bốn con vịt trời.
Sau khi thu hoạch được tám con mồi nặng ít nhất hai kg mỗi con, Hà Điền muốn dọn đồ về nhà nhưng Dịch Huyền lại không đồng ý.
"Anh chợt nghĩ ra, sao chúng ta không dùng lông vũ và cỏ khô để làm gạch bùn? Hoặc là, sẽ làm một lớp ván...!không, làm hai lớp ván trên bức tường bên ngoài của ngôi nhà!" Anh nói xong, nhìn chiếc rương gỗ trước mặt, đột nhiên dừng lại, rồi nảy ra một ý tưởng mới: "Giữa hai lớp ván gỗ có một khoảng rỗng, chứa đầy lông vũ, cỏ khô...!Đúng rồi, chúng ta lại tìm một ít rơm lúa mạch, những thứ này đều là vật liệu cách nhiệt...!Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều gỗ, cũng tiết kiệm thời gian.
Tính năng cách nhiệt còn rất cao nữa...!"
Hai người thảo luận một lúc, Hà Điền không có kinh nghiệm xây nhà nhỏ, mặc dù Dịch Huyền đã thử làm qua nhà mẫu thu nhỏ bằng với chiều cao của một người, nhưng lúc này cũng phải chuẩn bị và thử nghiệm thêm.
Ở thôn dưới núi cũng có một số nhà dùng rơm lúa mạch và đất trộn với nhau rồi đúc thành gạch bùn để xây nhà, bởi vì trong thôn có không ít người trồng lúa mạch và sống dựa vào bãi sông.
Rơm lúa mạch và cọc sậy đều là những vật liệu dễ kiếm, nhưng những ngôi nhà xây bằng tường gạch bùn thế này không phải để cho người ở, mà là để nuôi gia cầm, gia súc.
Vì nhà đất mái tôn có khuyết điểm rõ ràng so với nhà gỗ là sợ nước, gặp mưa lớn liên tục thì phải lo nhà sập, tường mọc cỏ.
Hơn nữa, nó không đẹp.
Ngay cả khi được bôi một lớp vôi lên tường, thì chẳng mấy chốc mà trở nên xấu xí ngay.
Để ngăn cỏ mọc trên tường, người dân vẫn đắp một lớp vỏ trai, vỏ cây, tre, nứa và các vật liệu khác lên tường và vách để làm mặt dựng, nhưng so với nhà gỗ thì vẫn thua xa.
Tuy vậy, nhà đất có mái tôn cũng có những ưu điểm riêng, không giống như nhà gỗ sợ lửa hay côn trùng, nó có thể dễ dàng xây dựng thành nhiều hình thù lạ mắt, hiệu quả cách nhiệt cũng rất tốt, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, còn có thể điều chỉnh độ ẩm.
Điều quan trọng là do nguyên liệu dễ kiếm, giá thành xây dựng thấp, vận chuyển dễ dàng nên không giống như xây nhà bằng gỗ, cần nhiều người cùng hợp tác, chỉ một người là có thể xây một mặt tường.
Từ đầu mùa xuân Hà Điền và Dịch Huyền đã thu thập gỗ.
Hiện tại trên sườn đồi gần bờ sông nhà của họ có một số gỗ tròn.
Cứ cách vài ngày là họ phải lật các khúc gỗ lại để chúng khô nhanh hơn.
Tính toán sơ bộ, xây một ngôi nhà có diện tích năm mét nhân sáu mét, chiều cao sáu mét, nếu mỗi khúc gỗ có đường kính năm mươi cm, thì để xây bốn bức tường cần ít nhất bốn mươi tám khúc gỗ như vậy.
Và chiều dài của mỗi khúc gỗ phải ít nhất là sáu mét, cái này còn chưa tính đến gỗ để làm mái nhà, sàn và tường bên trong nữa.
Phải biết rằng Hà Điền và Dịch Huyền không chỉ chuẩn bị gỗ để xây nhà, mà còn phải kiếm củi cho mùa đông.
Vì vậy cho nên năm đó ông và bà của Hà Điền phải mất một năm để thu thập vật liệu mới dựng được căn nhà nhỏ mà họ đang ở bây giờ.
Đang đi săn thì đột nhiên có cảm hứng tiết kiệm vật liệu xây dựng.
Dịch Huyền tiện tay nắm lấy một cành cây nhỏ, ngồi xổm trên một mảnh tuyết vẽ một mặt cắt ngang: "Chia bức tường bên ngoài thành chín ô vuông hai mét x hai mét...!mỗi ô lại được chia thành bốn ô nhỏ, lớp rỗng có độ dày từ hai mươi lăm đến ba mươi lăm? Ừm...!cái này phải làm thí nghiệm thử.
Độ lấp đầy...!"
Anh ngồi xổm trên mặt đất vừa vẽ vừa lầu bầu tính toán.
Hà Điền lặng lẽ nhìn một lúc, cảm thấy phương pháp này có hy vọng hơn là muốn gom đủ các khúc gỗ đáp ứng yêu cầu về kích thước trước mùa hè, rồi còn phải xây xong nhà trong vòng hai tháng.
Trong lúc mưa thuận gió hòa, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, người mà họ nhờ giúp đỡ - anh em nhà họ Phổ, làm việc cũng tích cực lắm...!Chắc là sẽ ổn cả thôi.
Trên thực tế, không nhất thiết là phải xây xong nhà trước mùa đông này.
Ngay cả khi công việc không được hoàn thành như dự kiến, họ vẫn có thể tiếp tục sống trong căn nhà hiện tại, nhưng sau rất nhiều công sức và thời gian, cuối cùng vẫn không thể hoàn thành, cảm giác thất vọng này không cần phải nói.
Hơn nữa, năm nay nhà họ Phổ vì cầu cạnh bọn họ nên mới chịu đến giúp đỡ chứ sang năm thì chưa chắc.
Đúng như Hà Điền đã nói, mùa hè là mùa bận rộn nhất của người dân miền núi, nếu bạn muốn người khác bỏ thời gian thu thập lương thực để giúp bạn xây nhà thì bạn phải trả cho họ số tiền tương đương.
Ở đây không phải là thôn dưới núi, xóm giềng giúp đỡ lẫn nhau, ruộng lúa của bạn ở ngay cạnh ruộng nhà tôi, đi vài bước là đã có thể gặt được.
Nhà của Hà Điền ở nơi hẻo lánh, thời gian đi tới đi lui trên đường cũng không phải là ít.
Hà Điền và Dịch Huyền đều là những người có tính cơ động cao, khi chắc chắn rằng phương pháp này khả thi, họ dọn dẹp một khu vực nhỏ phía sau nơi trú, nhặt củi và đá, làm bếp đá, đốt lửa và đun nước trong một cái nồi sắt nhỏ, chuẩn bị vùi nồi nấu cơm ở chỗ này, xế chiều hôm nay cũng sẽ ở lại đây.
Ngay khi nước trong nồi nhỏ sôi, Dịch Huyền mở túi vải dầu đựng thức ăn ra, trước tiên cho hai cuộn mì màu vàng vào nồi, dùng đũa khuấy vài lần, đợi mì sôi lên thì lại cho hoành thánh nhỏ vào.
Mì là mì trứng được làm từ trước, hoành thánh cũng làm từ bột và trứng vịt tương tự nhưng được cán mỏng, nhân bánh là nấm hương và cá.
Khi hoành thánh cũng đã sôi nổi lên trên mặt nước, anh lấy lá cải và hành lá đã cắt nhỏ trước đó ra khỏi hộp tre, rắc vào nồi, đảo vài lần là ăn được.
Để thuận tiện, họ không mang theo tô, mì được ăn trong một chiếc ca sắt.
Hà Điền cầm ca sắt, trước tiên đánh giá cao món mì hoành thánh do Dịch Huyền làm: "Trông ngon lắm." Mì và hoành thánh nấu chín có màu vàng nhạt, kết hợp với bắp cải cắt sợi xanh nhạt và hành lá nhỏ xanh biếc.
Cô ăn thêm một miếng nữa, khen: "Ăn ngon." Mì, hoành thánh và rau cắt nhỏ đều vừa chín tới, sợi mì có độ dai, lớp vỏ mỏng của hoành thánh không bị nát, cá bên trong ngọt và lá cải cắt rộng khoảng ba mm vẫn giữ được độ giòn.
Món mì hoành thánh này không phải là một món quá khó nấu, nhưng nhiệt độ khi nấu của một số nguyên liệu phải được kiểm soát tốt thì mới ngon được như vậy.
Hà Điền vỗ nhẹ vào mặt Dịch Huyền, thuận tiện chấm m*t một chút: "Anh có thể xuất sư rồi đó.".