Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp
Đăng vào: 12 tháng trước
Sợi dây mảnh dẻ buộc ngang cổ, lồng chiếc nhẫn vào đó, nằm
trên ngực, lặng lẽ tỏa sáng. Tôi đưa tay vuốt phẳng sợi dây bạc, nhìn
gương cười, người trong gương cười ngọt như mật, nhưng trong mắt đã gợn
sóng u buồn.
Tiểu thuyết nước ngoài nói thế nào ấy nhỉ : người vợ bán đi mái tóc
dài, mua sợi dây đồng hồ bỏ túi thật đẹp, người chồng bán chiếc đồng hồ
bỏ túi, đổi lấy cây lược tinh xảo, cả hai cầm lấy món quà giờ đã vô
dụng, nhìn nhau không nói gì. Bây giờ, màn kịch "The Gift of the Magi"*
diễn ra chân thật ngay tại nhà tôi, chẳng qua lần này nam chính đơn
phương hy sinh, ngoại trừ nghi ngờ, phận làm vợ như tôi chẳng có quà gì
cho anh, một đôi tất, một cái khăn tay cũng không có...
*The Gift of the Magi – O. Henry : tên tiếng Việt là "Món quà của những người thông thái", đọc thêm tại ĐÂY
Một giọt nước vô tình rơi xuống chiếc nhẫn, lăn dài, thấm vào da thịt, có chút chua xót.
Tôi âm thầm thở dài, nhanh chóng mặc xong quần áo, cuối cùng nhìn
người đàn ông đang ngủ say trên giường, nhẹ nhàng ra cửa. Có áy náy nữa
cũng chẳng thay đổi được chuyện đã xảy ra, cái tôi có thể làm bây giờ là ra sức bù đắp những ngày về sau thôi.
"Ân Sinh, Ân Sinh...".
Đang đi xuống lầu, chợt nghe tiếng bước chân chạy tới gần, là giọng
của Trần Dũng, vừa rồi tôi cố gắng nhẹ nhàng, sợ đánh thức người vừa về
nhà lúc sáu giờ sáng, sao cuối cùng anh vẫn tỉnh, vẫn chạy theo?
Chuyện lớn gì cần phải chạy theo để nói?
"Mang khăn trùm theo chưa?". Anh thở gấp hồng hộc, chân đi dép lê, mặc áo ngủ, tóc rối bời vừa chạy lại vừa hỏi.
"À?". Chuyện đó thôi? Một cái khăn trùm cũng chạy theo hỏi?. "Cái đó, dường như không...".
"Biết ngay em sẽ quên mang". Lấy lại hơi, anh nhìn tôi, giọng nói
mang chút oán trách, y như ảo thuật lôi một cái khăn từ sau lưng ra, dúi vào tay tôi. "Bên ngoài bụi lắm, không mang dễ mắc bệnh". Ngẫm nghĩ,
cầm trở về, tự tay quấn lên cho tôi. "Để anh mang cho, chờ em tự mang
thế nào cũng quên".
Dây đeo bị thắt nút, gỡ không ra, anh cúi đầu kiên nhẫn lần mở, không quên dặn dò. "Công ty chết tiệt, ngàn chọn vạn chọn vậy mà chọn cái
ngày kiểm tra sức khỏe như thế, nhân viên chưa kịp kiểm tra đã bị bệnh
hô hấp hết toàn bộ, ai mà bị thế thì có tính tai nạn lao động không, hừ, từ tổng giám đốc tới bảo vệ, ai cũng ho khan...".
"Anh Dũng, khó thở...". Thanh âm nho nhỏ ngắt lời anh, tôi bị anh
buộc kín sắp thành cá mè hoa*, kéo kéo góc áo anh, chỉ vào mặt mình.
*Cá mè hoa : trông nó thế này này – HÌNH
"Khó thở? Sao lại thế, đến đây anh xem". Híp mắt đánh giá tôi, cuối cùng xì cười một tiếng. "Vợ anh nhìn y chang người Ả Rập".
Còn cười! Người Ả Rập chưa chắc quấn kín như anh đâu!
"Kiên nhẫn một chút, ra ngoài em sẽ thấy, khó thở còn hơn bị bệnh".
Vỗ vỗ đầu tôi, anh đẩy tôi ra ngoài. "Mau đi đi, kiểm tra xong rồi về,
không phải sẽ lấy mẫu máu sao, anh nấu nước táo đỏ cho em, nếu lúc về
anh đi làm rồi thì em nhớ uống đó".
"Ừm". Tôi rầu rĩ đáp ứng, ngây ngốc đi ra ngoài, cách rất xa quay đầu lại, anh vẫn còn đứng bên hàng hiên, mỉm cười nhìn theo tôi đi xa.
Người này, chỉ sợ làm tổn thương anh lần nữa, anh vẫn rất tốt với tôi.
Ba giờ sau.
"Gần đây mỗi chiều tôi đều phát sốt, bất quá chỉ mấy tiếng, hơi
choáng váng, bác sĩ nói thử xem là do tôi thiếu máu hay bệnh khác?".
Ngồi trong phòng khoa Nội, tôi tỉ mỉ kể triệu chứng, thật ra cũng không
phải việc gì to tát, nhưng nếu đã kiểm tra sức khỏe vẫn nên thông báo
đầy đủ một chút, dù sao cũng chẳng phải tiêu tiền của mình.
"Nghẹt mũi, ho khan?".
"Vẫn chưa thấy".
"Có buồn nôn không?".
"Tôi hay bị say xe, coi như thường thường bị".
"Kinh nguyệt tháng này đã tới chưa?".
"Chưa có".
"Lần trước kinh nguyệt đến vào ngày nào?".
"À...". Hơi đãng trí, ngày 9 hay ngày 19 nhỉ?. "Hình như ngày 9″.
"Hôm nay là ngày 21″.
Đúng vậy, đã là ngày 21 rồi sao vẫn chưa thấy tới?
"Tình huống của chị nên đi khoa Phụ sản kiểm tra một chút". Khép báo
cáo sức khỏe, nữ bác sĩ đặt bút xuống, ngữ khí bình thản. "Kiểm tra sức
khỏe không bao gồm cái này, chị đi bên trái trung tâm, lên lầu hai đăng
kí khoa Phụ sản xét nghiệm nhé, tôi nghi là chị đang mang thai".
Gì? Mang, mang thai?
.
.
.
Kết quả, thật sự là mang thai.
Khi bác sĩ nói ra hai chữ đó, tôi không biết lòng mình phải nghĩ muốn cái gì nữa. Mang thai rồi, có một sinh mệt bé nhỏ đang chậm rãi lớn lên bên trong cơ thể tôi, thằng bé sẽ có gương mặt của Trần Dũng, hay làn
da của tôi? Hoặc là di truyền cách thế hệ, thừa hưởng gene của ông bà
nội, ông bà ngoại, sẽ giống ai trong bốn người ấy? Nó sẽ nhu thuận nghe
lời, dần lớn lên thành một cậu bé đáng yêu, nhút nhát vươn tay đòi bế,
ngọng nghịu gọi ba mẹ.
Đôi lúc thằng bé sẽ làm sai, mỗi lần đều bị Trần Dũng đánh mông, còn
chưa tụt quần đã cầu tôi ngăn anh lại, ôm nó vào lòng, mắng Trần Dũng.
"Ba nó, không được đánh cục cưng".
Thằng bé là con của chúng tôi, là tương lai cả đời này của chúng tôi, chúng tôi sẽ thương yêu nó, không giới hạn, vô điều kiện, dù mưa gió
bên ngoài có to lớn đến đâu, chúng tôi sẽ vì con mà che một mảnh trời,
đến khi nào con dang cánh chim bay ra phương trời xa nào đó, nhìn con
bay đi, xông xáo lao vào thế giới rộng lớn, mang theo hy vọng và mong
đợi của chúng tôi tiến vào cuộc sống của riêng con.
Mà tôi và Trần Dũng khi đó, hai ông bà già tóc bạc, có thể thỏa mãn
nhìn những bức ảnh con chụp ở nơi xa xôi gửi về, im lặng ngồi xích đu
uống trà đếm hoa quế bay...
"Chị này? Chị ơi?".
"A?". Bác sĩ gọi tỉnh tôi, vội vàng hoàn hồn, thái độ cung kính. "Bác sĩ nói gì cơ?".
"Giữ hay phá?".
"..............".
"Nếu giữ thì tôi sẽ phát cho chị một sổ tay theo dõi thai, không giữ
thì chị ra khoa Kế hoạch hóa gia đình, tiểu phẫu, uống thuốc, không đau, tự chị chọn một cách".
"Tôi... giữ". Nghĩ lại nghĩ, tôi vẫn hạ quyết tâm giữ, tuy rằng đứa
nhỏ này tới vào thời điểm không đúng lúc, nhưng nó là cốt nhục của tôi
và Trần Dũng, tôi không muốn bỏ nó.
"Được rồi". Bác sĩ gật đầu, đẩy một cuốn sổ qua phía tôi. "Điền thông tin vào đây, à, chị có uống vitamin B11 không?".
"Vitamin B11?". Đó là cái gì vậy?
"Ba tháng đầu mang thai phải uống". Bác sĩ liếc mắt nhìn tôi, vẻ mặt
không hài lòng. "Tôi kê cho chị hai bình, về nhà nhớ uống hằng ngày. Gần đây có uống thuốc gì khác không?".
"Không có". Nghĩ kĩ lại, vội vàng bổ sung. "Thuốc thoa bên ngoài có
tính không? Tôi có bôi dầu hoa hồng dùm người khác. Còn nữa, chồng tôi
bị viêm tuyến giáp, uống Euthyrox đều đặn".
"Là vậy à...". Động tác viết chậm lại, đắn đo. "Chị này". Bỏ đơn
thuốc qua một bên, ông bác sĩ nhìn tôi, ánh mắt sau mặt kính trở nên sắc bén. "Cái thai này chị tốt nhất nên suy nghĩ giữ hay không nhé".
"Tại, tại sao?". Tôi bắt đầu đổ mồ hôi, bỗng nhiên lại nói thế này, tôi sợ.
"Chồng chị uống thuốc thuộc loại kích ứng mạnh, sẽ ảnh hưởng gián
tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi, nhưng tôi không ép buộc, mấu chốt là chị lựa chọn, có lẽ sinh ra đứa trẻ lại không có việc gì, tuy
nhiên...".
Xoạch! Sổ tay khám thai chưa điền xong đã rơi xuống đất, tôi cúi
người nhặt, vô ý đập đầu vào bàn. Một tiếng "cốp" thật to, không ngẩng
đầu lên nữa.
Ôm túi xách, cầm quyển sổ, tôi ngồi bệt xuống, khóc nức nở. Không
được, tôi không thể nào tiếp thu cái tin tức tàn khốc này được. Chắc
chắn là ông bác sĩ của bệnh viện đó rất biến thái, mặt mũi nhìn hiền
lành là thế mà rắp tâm bất lương.
Tôi chạy đến bệnh viện khác. Nhưng cả ba bệnh viện chỉ có một đáp án : sự tình không cách nào thay đổi được, đề nghị bỏ cái thai đi.
Cầm ba tờ giấy xét nghiệm, tôi không biết làm cách nào bản thân có
thể sống qua ba lần hy vọng rồi lại thất vọng, nước mắt khô cạn, đôi mắt tối tăm, chỉ cảm thấy tâm hồn trở lạnh, không một chút hỉ giận bi
thương.
Cuối cùng, tôi nghe thấy giọng nói chết lặng của mình vang lên bên tai.
"Bác sĩ, tôi muốn uống thuốc lưu sản".
"Vậy chắc chị đã nghĩ thông, thuốc lưu sản có khoảng 20% không thể bỏ sạch sẽ, chúng tôi có thể tiến hành nạo thai cho chị miễn phí lần đầu,
sẽ không đau đâu".
"Không sao, tôi uống thuốc, uống thuốc cũng chẳng sao".
Thật sự, tôi không có ý kiến, đau đớn ư? Đối với một hung thủ giết người mà nói, đau đớn là thứ trốn không thoát nổi.
Lảo đảo đứng dậy, mang đơn thuốc đi, phía sau truyền đến tiếng thì thào khinh thường.
"Nạo không đau thì tốt hơn chứ, sao lại không làm, chậc, lại là một người không có tiền".
Không có tiền? Đúng, tôi xác thực không có tiền, thân xác này không
dùng được kỹ thuật tối tân đó đâu, nếu nạo thai không quá phiêu lưu tôi
đã chọn nó thay vì uống thuốc. Tiết kiệm tiền cho người cần tiền tiêu
đi.
Lấy thuốc, tôi không về nhà, mua bình nước khoáng, ngồi xuống đại
sảnh bệnh viện, ngơ ngác nhìn đống thuốc trong túi, tay chân cứng lại,
một lúc lâu sau mới dám mở ra. Lấy một viên, viên thuốc màu trắng nhỏ
xíu nằm trong lòng bàn tay, như thạch tín trong phim vậy.
Bác sĩ nói thuốc này sẽ có tác dụng sau ba ngày, được, thật hợp ý
tôi, chậm rãi lăng trì, chậm rãi cắt xẻ, tôi muốn phải nhớ kỹ nỗi đau
này, khắc sâu cảm giác này vào xương cốt, để mỗi lại lôi nó ra nhấm nháp thật kĩ.
Tôi là người có thù tất báo, ai ngược đãi con tôi, tôi sẽ trả trở về, ngược đãi cô ta gấp đôi.
Bảo bối con yên tâm, mẹ sẽ không để người đàn bà độc ác Niếp Ân Sinh này sống tốt đẹp đâu.
Nhắm mắt, bỏ viên thuốc vào miệng, uống một ngụm nước lớn, che miệng lại, ép mình nuốt xuống!