Chương 44: Quay về quê cũ

Lửa Đen (Dì Ghẻ Tiền Truyện)

Đăng vào: 12 tháng trước

.

Cả buồng nghe đến đoạn cuối đều nín thở vì quá tập trung, ngay khi ông Tuấn dừng lại, mọi người mới thở hắt ra rồi nhao nhao hỏi:

- - Vậy là đại ca giết người sau đó ạ...? Mà đại ca giết ai...? Tại sao lại giết người...?

Long quắc mắt bảo mọi người giữ trật tự, Long nói:

- - Chúng mày hỏi lắm thế sao đại ca trả lời nổi.

Ông Tuấn mỉm cười:

- - Không phải là ngay lúc đó, mà là tận 9 năm sau, cứ bình tĩnh, nghe tiếp mọi người sẽ hiểu. Rót cho anh ít nước chè.

Thao chuột vội rót, ông Tuấn nhấp một ngụm, chép miệng mấy cái rồi tiếp tục hồi tưởng.

[.......]

Thấm thoát Tuấn đã sống cùng thầy Nguyên được 6 năm, nếu nghĩ lại thì 6 năm đó chính là quãng thời gian yên bình nhất trong cuộc đời của Tuấn. Hai thầy trò dựa vào nhau mà sống, người xưa có câu, có sức khỏe là có tất cả, ở lâu, riết rồi người ở đó nghĩ Tuấn là con rơi, con vãi của ông Nguyên từ đâu tìm về chăm sóc ông lúc tuổi già. Vốn chăm chỉ, không ngại gian khó nên Tuấn rất dễ lấy thiện cảm của những người dân trong vùng. 6 năm yên ổn, không đánh nhau, chém giết tranh giành địa bàn, cũng chẳng còn nhớ về quê nhà khi mà ở đó ngay cả đến bố mẹ, anh chị em cũng không ai nhớ Tuấn nữa, có lẽ họ còn cảm thấy vui khi cái ung nhọt, chuyên gây rắc rối cho gia đình giờ sống chết thế nào không rõ. Nhưng Tuấn cũng không quá buồn, bởi ở ngôi nhà nhỏ này, thầy Nguyên cũng coi Tuấn như con mình đứt ruột đẻ ra. Tất cả những tinh hoa, kinh nghiệm của gia đình, ông Nguyên đem ra truyền lại cho Tuấn không giữ lại một chút gì. Muốn nâng cao tay nghề thì cần phải được thực hành, ông Nguyên đã xin cho Tuấn vào làm công tại một xưởng mộc nhỏ. Cũng không quá khó khăn khi Tuấn dần chứng tỏ được tài năng của mình, cũng bởi, người dạy nghề cho Tuấn là con trai độc nhất của nghệ nhân.

Tuy vậy, nhớ lời thầy dặn, Tuấn không phô trương, khoe khoang những gì mình biết. Ngược lại Tuấn kiên trì trau dồi kỹ năng, được thầy giỏi truyền nghề, cộng thêm khả năng thiên bẩm, chỉ mất 5 năm miệt mài, Tuấn đã được thầy Nguyên công nhận tay nghề......Và rồi hai thầy trò ấp ủ một ước mơ, một ước mơ lớn mà thầy Nguyên luôn canh cánh trong lòng. Đó chính là khôi phục lại xưởng mộc của gia đình. Nhưng muốn làm thì cần phải có vốn, không chỉ làm công ở xưởng mộc, Tuấn còn lăn lộn làm đủ nghề, tiền kiếm được Tuấn tích cóp lại hi vọng sớm mở được một xưởng mộc, cho dù là nhỏ nhất.

Thầy Nguyên thì càng ngày càng già đi, hơn nữa chỉ với một cánh tay, thầy Nguyên không thể làm được việc gì nặng. Nhưng vì ước mơ của đời mình, thầy cũng bắt đầu bỏ rượu, mặc dù thầy Nguyên là người nghiện rượu nặng. Ăn tiêu dè sẻn, mặc dù Tuấn thương thầy, lắm lúc Tuấn mua đồ ăn ngon, tay xách chai rượu về để thầy cải thiện. Vậy mà thầy Nguyên giận dữ, ông cầm chai rượu đập mạnh xuống đất khiến mảnh chai cắm cả vào chân ông chảy máu. Tuấn chạy lại muốn cầm máu cho thầy thì ông Nguyên quát:

- - Ta đã nói con rồi, ta phải bỏ rượu......Tại sao con còn mua. Là thằng đàn ông phải nói được, làm được......Con đang muốn khiến ta trở thành lão già chỉ biết nói mồm có phải không..?

Tuấn vội xua tay đáp:

- - Thầy, con nào dám có suy nghĩ như vậy....Chỉ là con thấy thương thầy, mỗi ngày nhìn thấy thầy với bàn tay run rẩy vì không được uống rượu, thầy không ăn được cơm, con không chịu nổi.....Vậy nên lâu lâu con mới mua rượu về, thầy cho con xin lỗi....Thầy để con cầm máu lại đã.

Ông Nguyên lắc đầu:

- - Ta tưởng con phải hiểu ta chứ...? Đúng, cuộc đời ta trước khi gặp con ta chỉ là một thằng thất bại, tàn phế, vợ bỏ đi.....Ta lang thang, không thiết sống....Nhưng 6 năm qua, nhìn con trưởng thành từng ngày, ta với con tuy không phải ruột thịt nhưng tình thân còn hơn cả máu mủ. Lúc này chúng ta cần làm một điều gì đó lớn lao hơn, cũng là tương lai của con sau này.....Rượu ư...? Ta đã thề không động vào một giọt rượu nào nữa, đây là lần cuối cùng, hãy nhớ như vậy.

Ông Tuấn vâng dạ rồi chạy đến dùng khăn cầm máu cho thầy Nguyên. Nhưng cuối cùng, cái gì đến cũng phải đến, ước mơ của hai thầy trò gần đến lúc có thể thực hiện thì thầy Nguyên lâm bệnh nặng, những năm tháng lang thang, dầm mưa dãi nắng, cộng với việc uống rượu quá nhiều, thầy Nguyên bị ung thư gan giai đoạn cuối. Mặc dù thầy Nguyên một mực nói không sao, và không chịu đi bệnh viện, nhưng nhìn người thầy của mình ho oằn cả người đến mức thổ huyết, Tuấn đành phải trái lời thầy, Tuấn dùng toàn bộ số tiền dành dụm được để đưa ông Nguyên đi chữa bệnh.

Lúc khám ra, người ta còn nói ông Nguyên còn bị lao phổi, và lúc này mới lộ ra một chuyện nữa, trong người ông Nguyên vẫn còn một mảnh đạn găm lại từ thời chiến. Một cơ thể ông già gần 50 tuổi nhưng lại phải chống chọi lại quá nhiều căn bệnh, quá nhiều đau đớn.......Tuấn rấn nước mắt vì không nhận ra rằng những năm qua thầy Nguyên đã phải chịu đựng nhiều cơn đau đến như vậy. Nhưng thầy luôn cố tỏ ra bình thường trước mặt Tuấn.

Dùng hết số tiền cũng chỉ kéo dài được sự sống của thầy Nguyên thêm một thời gian nữa mà thôi. Trước lúc hấp hối, thầy Nguyên nói:

- - Ta...xin lỗi con....Chỉ vì...ta mà...khiến...con phải chịu...khổ.

Tuấn nắm tay thầy khẽ đáp:

- - Tất cả những thứ mà con có đều là do thầy dạy mà thành....Làm sao con có thể đứng im nhìn thầy đau bệnh được. Nhưng rồi con cũng không làm được gì cả...

Thầy Nguyên mỉm cười yếu ớt:

- - Cảm ơn con...Cảm ơn...vì những năm....cuối cùng....của cuộc đời...đã giúp ta có thể...sống như con..người một lần nữa.....Khụ....khụ.....Phải chi...ông trời....cho ta sống.....thêm 1 năm...nữa thôi....là ta có thể...nhìn thấy con.....trưởng thành....thực sự...rồi. 6 năm qua, ta chỉ dạy cho con...nghề mộc...mặc dù con...muốn học võ...nhưng ta luôn...từ chối....Không phải...ta muốn giấu con...mà bởi vì....ta muốn con chuyên tâm vào nghề mộc....cái nghề này...giúp con tu tâm...dưỡng tính....sát khí của con dần dần sẽ giảm bớt....Nó tốt hơn...việc học võ....

Tuấn vội nói:

- - Thầy, thầy đừng nói nữa.....Thầy đừng nói nữa....Con hiểu, con hiểu rồi thầy ơi.

Thầy Nguyên nắm lấy tay Tuấn, ông thều thào:

- - Sau khi...ta chết đi...ta không có gì quý giá...chỉ có bộ đồ thờ mà bố mẹ ta để lại.....Nay ta giao nó cho con....Phải chi nó có đủ 13 món....thì ta đã có thể cùng con thực hiện tâm nguyện cuối cùng rồi......Đó là gỗ Hoàng Đan, tuy không đủ nhưng nó vẫn là vật có giá trị.....Ta đã định bán nó đi để mở xưởng mộc cho con.....Nhưng không kịp nữa rồi.....Ta chết....con hãy tìm người mà ta để lại địa chỉ bên dưới lư hương....Tìm ông ta và bán nó đi lấy vốn mà làm ăn sau này.....Ta không ở bên cạnh con được nữa. Hãy nhớ, vật giá trị chỉ giá trị khi gặp đúng người.....Đó là điều cuối cùng.....ta có thể....làm...cho....con.....

Dứt lời, bàn tay thầy Nguyên rơi thõng xuống, đôi mắt ông nhắm lại, khuôn miệng khẽ mỉm cười.......Thầy Nguyên ra đi ngay khi nói lời trăn trối.

Tuấn tròn mắt bàng hoàng, có vẻ như Tuấn vẫn không tin người thầy của mình đã chết. Nắm lấy bàn tay của thầy Nguyên, Tuấn vẫn cố gắng gọi thầy trong vô vọng:

- - Thầy ơi....Thầy ơi.....Thầy tỉnh dậy đi....Thầy ơi...

Tuấn cứ gọi như vậy cho đến tận một lúc lâu sau:

- - Thầy...ơi.....hức...hức....hức....thầy ơi....Thầy dậy đi....Thầy..

Nhưng thầy Nguyên đã không thể nào nghe thấy những tiếng gọi đến xé tan ruột gan của Tuấn nữa. Ôm chầm lấy cơ thể của người thầy quá cố, Tuấn gào lên như một con hổ bị thương:

- - KHÔNG.......KHÔNG THỂ NÀO.

Tiếng gào đau đớn, cùng cực ấy cũng chính thức khép lại những tháng ngày mà hai thầy trò nương tựa vào nhau trong ngôi nhà lụp xụp nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và tình thương. Lo đám ma cũng như chôn cất cho thầy xong, Tuấn không ở lại ngôi nhà đó nữa, bởi khoảng thời gian sống ở đây đã tạo cho Tuấn một cảm giác thân thương, nhưng khi thầy Nguyên mất đi, ngôi nhà chỉ gợi lại nỗi buồn dai dẳng. Cũng đã rời quê tận 6 năm, đây là lúc Tuấn cần phải trở về.

Khi thu dọn đồ đạc, bên dưới lư hương quả thật có địa chỉ cùng tên tuổi của một người mà thầy Nguyên nhắc đến trước khi lâm chung, đó là một người thu mua đồ cổ, đồ vật có giá trị.....Tuấn xe luôn mảnh giấy, đây chính là bộ đồ thờ gia truyền, cũng là những món đồ duy nhất bố mẹ thầy Nguyên để lại, thầy có nói bán chúng đi để Tuấn lấy vốn làm ăn. Nhưng sao Tuấn có thể làm như vậy, Tuấn lau sạch sẽ những đồ vật đó, Tuấn nhờ thầy về để xin được chuyển bát hương của gia đình thầy Nguyên về quê nhà thờ phụng.

Tuấn đã rời Bắc Ninh, có thể nói đó chính là quê hương thứ 2 của Tuấn để quay về Hải Phòng, khi đó Tuấn vừa tròn 24 tuổi, 6 năm trôi qua tưởng chừng dài đằng đẵng, nhưng sau cái chết của người thầy đáng kính, Tuấn tưởng như mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu ngày hôm qua. Dứt áo bỏ lại phía sau ngôi nhà lụp xụp, chàng thanh niên ngày nào còn xông pha giang hồ chém giết, giờ đây đã trở thành một người đàn ông trưởng thành, bản tính thay đổi, không còn cục cằn, hiếu chiến như xưa nữa.

Tuy nhiên, cuộc đời dường như quá bất công với Tuấn, dù đã đoán trước rằng có quay trở về nhà thì Tuấn cũng không được chào đón, nhưng sự thật còn phũ phàng hơn như thế nhiều lần.

Xách cái balo trên vai, Tuấn mở cổng bước vào nhà.....Có vẻ như sau 6 năm, ngôi nhà của bố mẹ Tuấn giờ đây đã được sơn sửa mới hơn trước. Đang ngồi bên giếng rửa rau là bà Đoan ( mẹ Tuấn). Tuấn cúi đầu rồi cất tiếng:

- - Con chào bu.....Con....con mới....về.

Bà Đoan giật mình, có lẽ bà giật mình khi nghe thấy giọng của thằng con ngỗ ngược. Tuấn không mong mẹ sẽ ôm chầm lấy mình, hoặc mẹ sẽ nở một nụ cười....Nhưng Tuấn không nghĩ được rằng, câu đầu tiên mà một người mẹ nói với thằng con trai sau 6-7 năm không gặp lại là:

- - Sao mày lại về đây.....Tao tưởng mày chết bờ chết bụi rồi chứ. Nhà này không có chỗ cho mày đâu.