Đăng vào: 12 tháng trước
Một giây sau qua tấm kính, cô thấy anh nhìn lên mặt trời, đeo kính râm sapphire vào, lập tức biểu cảm trên mặt biến mất.
Nếu bảo nụ cười giả dối là đ học viện giáoể che đậy cảm xúc né tránh sai lầm, vậy thì kính râm lại là một kiểu khác. Cảm xúc duy nhất lại được che khuất sau mắt kính, chỉ để lại cho cô một khuôn mặt nam tính lạnh lùng. Tất cả những thứ này đều là lớp ngụy trang của anh. Bởi vì để lộ tình cảm là một biểu hiện của người yếu đuối do dự, là sự xấu hổ tuyệt đối với nhà Muhlenberg.
Nếu như đây chính là cuộc đời tương lai của cô, thì Lucinde chỉ muốn cảm khái, such a fake. (Quá giả.)
Ý thức được điều này, đột nhiên cô phần nào hiểu được Ceasar.
Những người thông minh thật khó mà yêu, bởi vì bọn họ giỏi tính toán luồn cúi, mà trong quan hệ tình cảm mong manh lại có quá nhiều được mất cần cân đo đong đếm. Vào lúc này, một người giàu có trời sinh đã tự biết bản thân chịu thua thiệt rồi. Một thương nhân thông minh, giàu có lại biết luồn cúi, chắc chắn sẽ không muốn chịu thua lỗ trong bất cứ mối làm ăn nào. Lucinde dám thề, trừ khi chiến tranh tiếp theo xảy ra, cô và phần lớn mọi người trong gia đình anh chỉ có thể làm bạn với tiền bạc hoặc những mối quan hệ cá nhân hờ hững, sống nốt phần đời còn lại trong lạnh lẽo.
Và nếu như trong cuộc đời lạnh lẽo đó, bất chợt có một người khiến bạn sẵn lòng trở thành kẻ ngốc bất chấp tất cả dù chỉ trong một chớp mắt ngắn ngủi, thì ấy sẽ là người làm bạn nhớ thương suốt đời. Bởi vì một người thông minh hầu như sẽ chẳng bao giờ cam tâm tình nguyện làm một kẻ ngốc, mà cơ duyên ít ỏi này sẽ trở thành thời khắc hạnh phúc nhất trong đời bạn.
Trong nháy mắt Lucinde nhìn hình ảnh phản chiếu trên kính râm, cô phát hiện mình đang ghen tị với anh.
Ceasar bắt đầu thường xuyên mời cô đến nhà “hẹn hò”, đa số thời điểm đều có mặt rất nhiều người. Một vở kịch lừa thiên hạ cần phải có người xem, nếu không nó sẽ mất đi ý nghĩa ban đầu. Lần nào Lucinde cũng vui vẻ đi hẹn hò, từ trong thâm tâm cô tự nhủ: chỉ là mày thấy tò mò với kế hoạch của anh ta thôi. Nhưng cô chưa từng hỏi anh kế hoạch là gì.
Sự lịch thiệp, lễ độ và rộng lượng của anh từ đó đến giờ đã thành công “thôi miên” người nhà, bao gồm cả Arthur, và thỉnh thoảng cũng “thôi miên” chính Lucinde. Ví dụ như ở căn nhà gỗ nhỏ kiểu Bavaria trên trường đua ngựa, cô không ngớt lời khen ngợi chú ngựa Appaloosa tiếng tăm lừng lẫy, khỏe khoắn tráng kiện của anh. Và dưới sự giật dây của mọi người, Ceasar cầm dây cương đưa cô đi quanh trường đua ngựa hai vòng, sau đó để cô yên tâm tự mình cưỡi ngựa đi một vòng. Con ngựa trắng xinh đẹp mới chở cô đi được vài bước thì lập tức quay về với chủ nhân của mình. Dưới ánh mặt trời, cô dần dần đi đến chàng trai tuấn tú cao ráo mặc quần ống chẽn màu trắng đang đứng yên bên ngoài căn nhà gỗ, càng lúc càng gần. Cho đến lúc anh mỉm cười, kéo dây cương đưa Appaloosa lại gần mình, ma xui quỷ khiến thế nào mà Lucinde lại baats giác cúi người xuống, định hôn phớt lên môi anh.
Trong chớp mắt lại gần gò má anh, hai ngón tay anh đã giữ chặt cằm cô, ngăn nụ hôn kia lại. Rồi cô nghe anh lại gần tai mình nói, Lucinde, anh hy vọng em giữ được bình tĩnh.
Nhìn đi, rõ ràng có thể bớt đi được hai âm tiết, nhưng anh chưa bao giờ gọi cô là Lucy. Như thể Ceasar vẫn luôn giữ được bình tĩnh trong kế hoạch của mình, còn Lucinde thì không.
Arthur cũng đã nới lỏng việc giám sát anh. Ông tặng họ một công ty tàu bè nhỏ Thái Bình Dương tại bờ Tây cùng với một số câu lạc bộ thuốc lá, nói hoa mỹ là quà đính hôn. Nhưng thực chất cô biết, đây là một trong những cách mà gia đình tăng thêm áp lực lên người anh. Cô dần dà hiểu ra, tuy Muhlenberg ở bờ Đông, nhưng lại có vô số công ty tàu bè Thái Bình Dương ở bờ Tây. Lucinde từng hoài nghi một thời gian, rồi cô mới dần hiểu rõ: bờ Tây có gì đáng giá để Muhlenberg đầu tư? Đương nhiên là California rồi! Muốn đánh vào California mà đảng Dân chủ phương Nam sống chết phòng thủ cũng không dễ, đúng là nhóm người đảng Cộng hòa này đã hao hết tâm tư để đoạt lấy California.
Muhlenberg cũng có một số công ty tàu bè ở bờ Đông, có điều chúng cũng nằm gần phía Nam Miami và Key West. Nhưng trong tay bọn họ không có kinh doanh đường sắt và xe buýt đường dài, có điều thấy rõ là bọn họ thông minh hơn hẳn gia tộc Stanford có vận tải đường sắt, dù gì thì trong năm thứ hai khi đường sắt đi ngang qua hai bờ Đông Tây, sự chuyển hướng của kênh đào Suez đã gần như đánh sập Stanford. Ngoài chuyện đó ra, bọn họ còn chiếm được không ít tiên cơ trong vận tải hàng không. Lucinde đoán, sở dĩ gia đình người Đức này ôm trọn tuyến đường biển của công ty vận tải Thái Bình Dương, ngoài việc cứ nhìn chòng chọc số phiếu bầu của đảng Cộng hòa ở California ra, thì có lẽ cũng có rất nhiều mối làm ăn ở châu Á.
Cũng chính vì thế nên Lucinde mới suy đoán, nếu Ceasar muốn lén chạy tới bờ Tây, có lẽ chỉ có thể đi tàu lửa, hoặc lựa chọn tốt nhất là đi xe buýt đường dài Greyhound.
Nhưng trước khi mọi chuyện tiến hành thuận lợi thì lại xảy ra một chuyện.
Một ngày cuối thu nào đó, lúc mọi người đang quây quần trên bàn cơm tối thì thư ký của Arthur đi đến, giao cho anh một phong thư niêm yết được gửi từ California.
Có lẽ ở trên bàn ăn mở lá thư này ra, là chuyện khiến anh cảm thấy hối hận nhất.
Lucinde ngồi gần anh nhất. Cô nhìn thấy trong phong thư là hóa đơn chuyển tiền 8.300 đô la.
Mới đầu cô không biết khoản tiền này có ý nghĩa gì với anh.
Cho tới khi Thompson đi vào, đưa cho Arthur một chiếc ví tiền.
Ông mở ví tiền, rút ra thẻ căn cước, hộ chiếu, tiền mặt, tập chi phiếu, chìa khóa xe hơi… Còn có cả mấy tấm vé xe buýt GreyHound đã được chuẩn bị trước đó, khởi hành đến California vào thứ bảy tuần tới.
Sau khi dọn dẹp xong xuôi những thứ này, Arthur đẩy ví tiền trượt dọc trên mặt bàn. Ví tiền dừng trước mặt anh, anh không giơ tay cản lấy, để mặc nó nó rơi xuống khỏi bàn ăn.
Hai giây sau, Ceasar vo nát hóa đơn chuyển tiền trong tay rồi đứng dậy rời đi.
Trong khoảnh khắc ấy, Arthur và cha anh là Harold đều ngẩng đầu lên, nhìn thấy trước khi anh đá cửa đi ra ngoài, gân xanh in hằn trên trán.
Lucinde đoán không sai.
Arthur không cho phép xảy ra bất cứ điều bất trắc nào.
Dù Ceasar có ngụy trang tài tình thế nào đi chăng nữa, thì dấu vết trên người anh cũng không thoát khỏi con mắt của Arthur. Không có bất kỳ tình cảm nào có thể vượt qua một quý, dù anh may mắn tránh được thì chưa chắc người khác đã có thể.
Lucinde nhìn theo hướng cửa phòng ăn mở toang —— cánh cửa bị anh đẩy mạnh vẫn còn rung phần phật. Cô nói xin lỗi rồi đứng dậy toan đuổi theo, nhưng Arthur lại bảo: “Lucy, lần này là ta thật không phải với cháu. Ta chỉ hy vọng mọi chuyện giữa hai đứa được thuận lợi. Trước khi toàn bộ New York đều biết hai đứa đính hôn, ta nghĩ nó phải mất tự do cá nhân trong một thời gian.”
Đối với Hoài Chân mà nói, ba tuần lễ này dài hơn bất cứ ba tuần lễ nào trước đây.
Mùa thu này đúng là bận rộn nhiều việc. Đầu tiên là diễn ra cuộc diễu hành bài Nhật khốc liệt chưa từng có ở San Francisco, Trung Quốc. Hầu như tất cả các cửa hàng Trung Hoa đều mang mỹ phẩm và hàng thêu Nhật Bản ở trong kho đến giữa phố thiêu đốt. Lén bán hàng hóa của Nhật sẽ bị phạt hai nghìn đô la, còn người mua sẽ bị phạt một trăm đô la.
Bởi vì chuyện Vân Hà và yêu nhau Hayakawa đã còn lạ lùng gì ở phố người Hoa, nên từ sau lần nào đó cô ấy suýt bị hàng xóm chặn lại nhục mạ, La Văn không cho phép Vân Hà ra khỏi nhà nửa bước. Dù là thế thì vẫn rất hay có mấy ông già bảo thủ đến bấm chuông, hy vọng Vân Hà công khai bày tỏ không qua lại với người Nhật, nếu không bọn họ sẽ ném trứng thối vào tiệm giặt A Phúc.
Vì Seol Rae sắp vào học ở lớp dự bị trường đại học Nghệ thuật San Francisco ở Quảng trường Union, nên cô ấy quyết định thuê một căn hộ gần thành phố với hai cô gái da trắng học cùng trường. Hoài Chân đề nghị cô ấy đến căn hộ cho thuê bốn người ở số 1-107 phố Lombard, cả ba người họ cùng qua xem, rồi nhanh chóng quyết định thuê luôn. Cô ấy cũng nhắc tới chuyện này với Hoài Chân, hy vọng có thể tìm được bạn cùng phòng dễ sống trước khi chuyển ào. Hoài Chân bèn đề nghị với La Văn và Vân Hà, có lẽ có thể để Vân Hà và Seol Rae thuê chung nhà trọ, thứ nhất là tạm thời có thể né tránh “cơn bão”, thứ hai là phố Lombard có chuyến xe cáp đi thẳng đến phà Berkeley, còn tiện hơn nhiều so với xuất phát từ phố người Hoa.
La Văn và A Phúc cũng không phản đối. Mà Vân Hà đã sắp gần hai tuần không hẹn hò với Hayakawa, nên cũng rất bức thiết muốn chuyển ra khỏi phố người Hoa.
Nhưng vì con gái không ở cạnh, A Phúc lo lắng con gái học phải thói xấu, nên quyết định cuối cùng là để Hoài Chân và Vân Hà cùng dọn ra ngoài. Cuối cùng hai cô được chia cho căn phòng ngủ kia, mỗi tháng trả tổng cộng 25 đô la, A Phúc vui vẻ gánh cho hai người 15 đô la.
Vì có năm cô gái muốn dọn nhà, cho nên vào hôm chuyển nhà, Hayakawa mời rất nhiều bạn nam đến giúp. Hoài Chân đi theo một chiếc xe, khi đưa vài thùng đồ đến phố Lombard thì phát hiện Cronier cũng đến giúp. Cuối mùa thu, anh và mọi người mang đồ nặng đi lên đi xuống, bận rộn tới nỗi vã mồ hôi đầm đìa. Đi cùng anh là một cô gái da trắng vóc dáng cao ráo, thỉnh thoảng cũng sẽ giúp xách vài thứ đồ. Hai người khắng khít thân mật, cũng không ngại ngùng gì ai, thấy Hoài Chân nhỏ con thì sẽ phụ một tay, còn nhiệt tình bắt chuyện với cô nữa.
Nhân lúc cô gái đó không có ở đây, Hoài Chân cười hỏi Cronier, “Bạn gái hả?”
Anh ta cười thừa nhận, “Đúng thế.”
Hoài Chân ca ngợi thật lòng, “Trông cô ấy nice lắm.”
Cronier đỏ mặt cám ơn.
Một lúc sau, anh ta ngại ngùng bổ sung, “Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hẹn hò hôm qua thôi.” Rồi thấp giọng nói với cô, “Sáng nay Hayakawa nói với tôi là có em ở đây, hỏi tôi có muốn đến không? Tôi nói vì sao lại không? Cậu ta nói, chưa gì cậu đã quen bạn gái mới, đối với văn hóa phương Đông thì chuyện này khá là tùy tiện.”
Hoài Chân bật cười, bảo, “Đừng nghe anh ấy nói bậy, cũng đâu phải là kết hôn, không ai muốn phải cam kết trói buộc gì với người khác cả. Anh không cần phải thấy gánh nặng.”
Dưới lầu lại có hành lý đưa đến, Cloner vội vã chạy xuống lầu.
Hoài Chân đổ mồ hôi đầm đìa, dựa vào cửa sổ phòng khách tầng hai uống nước ấm. Tầm mắt lướt qua ngoài cửa sổ, lúc nhìn thấy cánh cửa khóa chặt và ô cửa sổ đen bóng của ngôi nhà màu trắng đối diện, mọi sự trông đợi đều theo đó rơi vào khoảng không.
Không một ai phải nhất thiết cam kết trói buộc với một ai, lời vừa nãy nói với Cronier lại giống như tự nhủ.
Mùa thu sắp qua, hết hôm nay là vừa tròn ba tuần lễ.
Sau khi dọn nhà xong xuôi, Hoài Chân quay về phố người Hoa, ngay lập tức rút hết mọi số tiền và cổ phiếu của Wells Fargo, gửi vào số tài khoản ngân hàng của Ceasar, sau đó mới đến Nhật báo Trung Tây nhận khoản tiền lương cuối cùng. Bà Lôi vừa thấy cô thì lập tức vẫy tay gọi cô đến, nói có thứ cho cô.
Lúc nhận được phong bì kia, Hoài Chân còn tưởng tổng biên tập Lôi tốt bụng, trả thêm cho cô 100 đô la. Khi nhìn thấy địa chỉ người gửi trên phong bì có in biểu tượng màu xanh và dòng chữ “Cao đẳng Sư phạm, Đại học Columbia”, cô thoáng bối rối.
Rồi cô mở phong bì, lấy tờ giấy thư kia ra, nhìn thấy dòng chữ “Thư mời của Hội nghị nghiên cứu liên văn hóa của Liên minh Đại học khu vực Đại Tây Dương” nằm ngay hàng đầu.
Nội dung bức thư là ——
Dear Miss Waaizan Kwai,
On behalf of the Medical Record you reported on Chinese and Western Daily-English Version, I would be very pleased to invite you to attend a conference of Intercultural Research to be held in Columbia University, from October 18th to October 20th, 1931…
(Gửi cô Quý Hoài Chân, thấy cô từng đăng tải báo cáo chữa bệnh trên Nhật báo Trung Tây bản tiếng Anh, chúng tôi vô cùng hân hạnh được mời cô tham dự một hội nghị về Nghiên cứu liên văn hóa được tổ chức tại Đại học Columbia, từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10…)
Phía sau dùng vài đoạn văn ngắn gọn và súc tích trình bày, nói nếu cô được ba vị giáo sư tại hội nghị này giới thiệu, thì cô có thể có đặc quyền tuyển thẳng vào học viện giáo dục, và chủ đề thảo luận có thể được đăng tải trên trang đầu Tạp chí Giáo dục Đại học Đại Tây Dương. Bức thư này được hiệu trưởng thuộc các trường Ivy League ở bờ Đông cùng ký tên.
Đọc xong bức thư, Hoài Chân thầm kinh hãi.
Tuy trong lòng rất sung sướng, nhưng lúc cô mở miệng, lời nói ra lại là: “Nếu vậy thì em sẽ bỏ lỡ gần một tháng học cấp ba…”
Bà Lôi bày tỏ không thể cho cô bất cứ đề nghị nào. Có điều nếu cô định từ bỏ chương trình học trong tháng đầu tiên ở trường cấp ba, thì bà muốn nhắc nhở cô một điều: trước kia ở phố người Hoa Los Angeles cũng có một cô gái nhận được thư mời của mấy trường đại học bờ Đông, nhưng cuối cùng vì phần lớn các trường bờ Đông đều bài trừ người Hoa, thậm chí còn có thành kiến với cô ấy. Nên dù cô ấy đem luận văn và bản thảo chạy đến bờ Đông, thì cuối cùng vẫn bị hội nghị chặn ngoài cửa.
Bà hy vọng cô có thể cân nhắc cẩn thận.
Hoài Chân nói dĩ nhiên mình sẽ thận trọng.
Cô sửa sang lại ghi chép chữa bệnh cũng chỉ là xuất phát từ sự sùng kính và tôn trọng Huệ đại phu mà thôi, đồng thời cũng cảm thấy tức giận trước thành kiến của Tây y về Trung y. Cô biết kiến thức của mình về lĩnh vực giáo dục đa văn hóa có phần nổi trội hơn trong thời đại này, nhưng khi chọn trường trung học công lập Công lập thì cô đã quyết định cả đời này sẽ bỏ văn theo toán, không theo cái nghề không hề có ưu thế này nữa.
Kết quả của sự cân nhắc cẩn thận là cô quyết định yên phận làm một nữ sinh cấp ba Công nghệ, còn hơn là bị các trường học căm thù nữ sinh người Hoa chặn ngoài cửa, như thế an toàn hơn nhiều.
Trong ngày hôm đó cô đã lập tức xé bỏ phong thư mời đó.
Nhưng cô không ngờ, chuyện này lại được in trên tập báo tiếng Anh lần thứ hai của Nhật báo Trung Tây: cô Quý Hoài Chân của tiệm giặt A Phúc thật xứng danh vì Trung y, được mời tham gia hội nghị nổi tiếng ở bờ Đông, là niềm kiêu ngạo của phố người Hoa San Francisco.