Đăng vào: 11 tháng trước
Kết thúc bốn màn của vở kịch, cô cảm thấy bụng sôi ùng ục, vậy là bèn lôi chiếc túi da ở trong ống tay áo rộng thùng thình ra.
Túi làm từ da trâu, sờ vào rất có cảm giác; bên trong balo thêu một hàng chữ “Givenchy” viết hoa. Vào dầu thế kỷ hai mươi, Louis Vuitton có một chiếc balo du lịch vô cùng thịnh hành ở châu Âu, với khẩu hiệu cái gì cũng bỏ vào được; nhưng Givenchy lại đi theo hướng ngược lại, làm một chiếc balo “giấu ở đâu cũng được”.
“Giấu ở đâu cũng được” có lẽ chính là chiếc trong tay Hoài Chân đây —— chỉ to cỡ hai bàn tay, như một chiếc túi zip, nằm trên tay thì có thể bị ống tay áo rộng lớn che đi, không hề nhìn ra.
Hoài Chân không hiểu kịch diễn cái gì, cũng không biết rốt cuộc vở kịch có hay hay không. Cô lấy mứt hoa quả lúc trưa đang ăn dở ra, cái miệng nhắn nhỏ nhai nhồm nhoàm, chậm rãi ngồi đó đánh giá rạp hát, cứ như thể đang đi tham quan triển lãm lịch sử vậy, bất cứ lúc nào cũng bắt được bóng dáng một hai người đang giao dịch.
Đã có ba cô gái hoàn tất thủ tục mua bán trong âm thầm. Những cô gái ấy cũng giống Hoài Chân, mới đầu được lặng lẽ dẫn vào trong góc khác của rạp hát ngồi xuống, lúc này sẽ có người đi báo cho người mua tranh vẽ ở dưới đại sảnh cùng khán giả ở trong phòng bao mọi thông tin về vị trí của cô gái được bán. Nếu muốn mua người nào thì bấm chuông gọi đứa bé xách gùi trúc đến, để cậu ta đem tranh vẽ có bảng giá cho người hầu trông nom cô gái kia; nếu không có ai khác đấu giá thì người ra giá sẽ mua cô gái với số tiền được in ở mặt sau bức tranh.
Gần như giữa mỗi màn đều có một người đàn ông giọng lanh lảnh đứng cạnh sân khấu xướng phiếu. Ba màn trước, các cô gái khác đã thành công bán đi, nhưng đều được bán với giá quy định. Không có đấu giá, tự nhiên sẽ không thú vị. Vài ba vị khách hét to hai ba tiếng, sau đó lại cắn hạt dưa tán gẫu.
Tuồng kịch này tổng cộng có mười hai màn, tính luôn phần mở màn, kết thúc và nghỉ ngơi giữa mỗi màn thì tổng cộng dừng lại mười lăm lần. Giấu việc buôn người trong kịch, thì ra cũng thú vị.
Nhưng đến giờ nghỉ của màn thứ năm, người xướng phiếu lại không xuất hiện, thoáng chốc dưới sân khấu xì xào ồn ào.
Hoài Chân đoán là không có cô gái nào được bán thành công. Hoặc có lẽ, số cô gái còn lại cũng không bán được.
Tới gần cuối màn diễn thứ năm, cậu bé đi phát tranh cũng không quay lại. Hoài Chân vẫn bình tĩnh nhai mứt, nhưng người hầu bên cạnh lại đứng ngồi không yên.
Một người nói: “Người này không bán được thì sẽ làm thế nào?”
Một người khác cười bà ta: “Cô bị đần hả? Cô gái này vốn là con dâu Hồng gia chọn cho Lục thiếu. Cô nhìn bên kia đi, Lục thiếu ngồi ở đó nhìn kìa. Ai dám?”
“Thấy thì thấy rồi, nhưng sao lúc này Lục thiếu còn tâm tư xem kịch vậy?”
…
Hoài Chân đưa mắt nhìn lên sân khấu. Đây là phân màn của võ sinh, võ sinh đứng trên sân khấu hát i i nha nha một đoạn Tây Bì, thời gian hát rất dài. Hoài Chân cố gắng lắng nghe nhưng vẫn không hiểu gì. Tầm mắt lại liếc ra sau sân khấu, đột nhiên trông thấy một thanh y ngồi trên ghế trong góc khuất. Thanh y trang điểm rất đậm, vẻ ngoài y hệt như mô tả trong kịch; cô ấy ngồi trên ghế, vừa nói vừa cười với ai đó sau sân khấu, cơ thể thả lỏng, là một cô gái trẻ tuổi có sắc đẹp.
Võ sinh kia hát xong câu “Ta ở đây kéo tường vân chạy thẳng về phía trước, đến hội kim hoa chào đón chúc mừng” thì ánh đèn tối dần, cùng lui xuống sân khấu với thằng bé. Thanh y sau màn cũng nhúc nhích, lùi về sau một bước, dần dà để lộ ra nửa gương mặt cùng người cô ấy đang nói chuyện.
Đó là một người da trắng.
Chính xác mà nói là một người da trắng trung niên đầu mập tai to, mặt mũi hồng hào.
Người da trắng kia châm thuốc nhưng không hút, mà lại đưa cho thanh y kia. Có lẽ vì sắp lên sân khấu, thuốc lá không tốt cho họng nên thanh y đẩy đi không nhận.
Bất thình lình, cô nàng thanh y như ý thức được ai đó đang nhìn mình, lập tức nghiêng đầu nhìn lên khán đài tầng hai.
Hoài Chân cũng nhìn sang theo ánh mắt cô ấy, nơi ánh mắt dừng lại là một người đàn ông trẻ tuổi ngồi thẳng sống lưng, vô cùng nổi bật ở bên kia.
Hai mắt Hoài Chân dao động, cuối cùng nhìn xuống mặt thanh y.
Cô ấy diễn vai một yêu quái, gương mặt trét đầy phấn khó bề phân biệt. Nhưng từ khí chất nhíu mày hay mỉm cười kia, Hoài Chân vẫn nhận ra cô ấy chính là đào kép Diệp Thùy Hồng trên con tàu Santa Maria.
Diệp Thùy Hồng liếc mắt lên tầng hai rồi xoay mặt về, mỉm cười với người da trắng kia, nở nụ cười hờ hững khinh miệt.
Người nọ ở trong phòng bao tầng hai vẫn không nhúc nhích, trên mặt không có cảm xúc.
Bất chợt Hoài Chân nhận ra tình hình “vần vũ biến động” giữa ánh mắt tôi tới anh đi của hai người kia. Chỉ có điều cô cũng chỉ thấy được chút sấm rền chớp vang, chứ chẳng biết khi nào thì sẽ đổ mưa to.
Đã sắp mở màn màn thứ năm mà vẫn không thấy bóng dáng người xướng phiếu đâu. Đến màn thứ sáu, võ sinh và thanh y cùng lên sân khấu, hai người hát một đoạn, đột nhiên trong phòng bao truyền ra tiếng cười đùa. Hoài Chân nghe thấy, chính là mấy tên thanh niên lúc đầu trêu ghẹo cô, có quen biết với Hồng Lương Sinh. Hình như trong số bọn họ có người nhận ra cô nàng thanh ý, nhớ đến quan hệ sâu xa giữa Hồng Lục và cô ta thì rốt rít khen ngược.
Lập tức có người ồ lên: “Hồng Lục, nếu cậu không muốn lấy nàng dâu nhỏ kia về nhà thì để mấy anh em thảo luận chút, góp tiền hỗ trợ mua thay cậu, chấm dứt hậu hoạn!”
Một thanh niên khác cười phá lên, bắt đầu xướng phiếu như hát khúc: “Hồng Lục thiếu không muốn nàng dâu nhỏ, bốn trăm hai mươi lăm đô lần một! Còn ai nữa không?”
Một người khác nói: “Năm trăm, năm trăm tôi lấy!”
“Bốn trăm năm trăm, các cậu định làm mất mặt thiếu gia Lương Sinh hả? Một nghìn hai trăm tròn, mua cho thiếu gia Lương Sinh một người trong sạch trước mặt tình nhân cũ!”
“Đây là người do Hồng gia tự chọn, sao có thể trị giá một nghìn hai? Hai nghìn!”
“Đám chó má mất mặt xấu hổ các cậu… Ba nghìn! Tôi chấm người rồi!”
…
Mới đầu Hoài Chân còn tin là thật, bị mấy thiếu gia kia chọc thì không khỏi siết chặt túi da, có phần căng thẳng.
Nhưng nghe một hồi cũng không thấy ai bấm chuông gọi tiểu đồng kia thật. Lúc này Hoài Chân mới vỡ lẽ, thì ra các thiếu gia kia chỉ là góp vui không chê lớn chuyện, thấy tình cũ của Hồng Lương Sinh cũng có mặt ở đây nên mới gây sự ở trên đó thôi. Nói năng vớ vẩn đẩy giá trị con người của cô từ bốn trăm hai mươi lăm lên đến bốn nghìn đô, song lại để Hoài Chân thở phào.
Bên dưới đã có người nghe không nổi nữa, “Mọi người vui vẻ nhỉ, nếu không tôi cũng bỏ ra ba đô la, góp vui với các gia nhé?”
Cả đám cười ồ lên.
Lại có người nói: “Dù gì người ta cũng còn nhỏ, nếu quả thật Lục thiếu không muốn cưới thì không bằng đổi nửa với tôi. Thứ nhất, tôi chỉ mất hai trăm đô la mua một nàng dâu sạch sẽ; thứ hai, Lục thiếu bỏ ra gần hai trăm đồng để đổi lại tự do thanh tịnh, đi ôm tình nhân về, chẳng phải nhất cử lưỡng tiện sao?”
Có người khinh thường gã: “Hai trăm đồng mua một cô vợ, Lưu A Đại anh nghĩ hay thật đấy!”
Lập tức có người ồn ào lên: “Tôi hai trăm lẻ năm đồng, nhiều hơn Lưu A Đại năm đồng!”
“Tôi trả hai trăm rưỡi! Lục thiếu cân nhắc tôi đi!”
Mắt thấy cảnh trả giá sắp đến cuối cùng, có người lại lấy ra ba trăm đô, lúc này đứng lên: “Tôi góp đủ ba trăm đô la này, số tiền này tôi luôn đem theo bên mình, chỉ sợ bị mất. Tôi xuất ngoại ba năm, không thiếu thứ gì, chỉ thiếu mỗi một cô vợ. Lục thiếu, nếu cậu không muốn cô gái này thì không bằng cậu chịu lỗ khoảng trăm đồng, tôi sẽ lập tức điền vào số dư. Nếu cậu cảm thấy lỗ quá thì đợi tôi góp đủ được một trăm đồng còn lại, tới khi ấy sẽ lập tức trả lại cho cậu. Cậu nói xem có đồng ý không, nếu đồng ý, tôi sẽ lập tức gọi tiểu đồng xướng phiếu kia đến…”
Bên dưới có một người đàn ông phá lên cười: “Chu Cao Khôn, anh muốn cưới vợ đến điên rồi hả?”
Chu Cao Khôn mặt đỏ tía tai: “Tôi cưới vợ về nhà, ôm ôn hương nhuyễn ngọc, dù gì cũng hơn các anh mỗi tháng bỏ ra năm ba đô đến nhà thổ!”
Có phụ nhân không nghe nổi nữa, nhổ nước bọt mắng: “Đám đàn ông dơ dáy các người, vừa muốn cưới vợ lại muốn được hời, nghĩ hay thật.”
Vở kịch này nửa năm mới có thể diễn một lần, song cũng không thể xuất sắc như mọi lần. Có điều có sẵn kịch hay để xem nên không mấy vị khán giả chịu bỏ qua cho. Tổng cộng “vở kịch” này có ba nhân vật, một người ở trên sân khấu hát Tây Bì diêu bản tiên cơ chín đuôi, vô cùng xuất sắc xinh đẹp, nhưng hiện tại chẳng ai chịu nhìn lên; một vị ngồi trên phòng bao ở tầng hai, nhìn giống như đang tập trung xem kịch, ngưng thần nín thở, trên mặt không nhìn ra vui giận; còn có một nhân vật chính nữa là…
Những kẻ tò mò nhìn tân nương trang phục đỏ rực sau sân khấu, nhất thời ngẩn ngơ.
Người này mặc trang phục lộng lẫy nhưng khá thờ ơ, chỉ nhìn chăm chú lên sân khấu, ngay đến ánh mắt cũng bất động.
Chỉ có cái miệng đỏ nhỏ nhắn là thỉnh thoảng giật giật trong ánh đèn u ám, như thể muốn nói lời lâm li nào đó rồi lại thôi.
Có người muốn cố gắng nhìn ra vẻ sầu bi trên mặt cô, sau đó đứng dậy khỏi ghế thò đầu nhìn vào chiếc túi sau lưng cô. Chỉ nhìn một lúc mà gần như được mở rộng tầm mắt.
Cái miệng nhỏ nhắn đang chuyển động kia không phải là cảm thấy đau thương, càng không phải muốn nói gì.
Một món đồ nho nhỏ đi qua ngón tay trắng nõn sơn móng tay đỏ, rồi được từ từ đưa lên miệng, cẩn thận nhai nhóp nhép, sau đó lại nhổ ra ngoài.
Lúc này mọi người mới phát hiện: cô chỉ đang cắn hạt dưa mà thôi.
Lúc này đã hát xong màn thứ năm, đã đến thời gian nghỉ.
Cánh đàn ông bên dưới vẫn đang tranh nhau rốt cuộc có thể thảo luận với Hồng Lục thiếu bán rẻ cô gái này lại cho mình hay không. Thậm chí ngoài Chu Cao Khôn ra còn có người làm thật, ra giá cao hơn Chu Cao Khôn ba mươi đô, tổng cộng là ba trăm ba mươi đô…
Rất ít người chú ý đến, người đàn ông đứng tuổi xướng phiếu kia đã lên sân khấu lần nữa.
Ông ta lên sân khấu gõ chiêng một cái rồi nói: “Hoài Chân, bốn trăm hai mươi lăm đô, lần một ——”
Hoài Chân phủi tay dính vụn hạt dưa, xách túi da lên, toan đứng dậy chuẩn bị thoát thân.
Nhưng ngay trong khoảnh khắc đứng dậy đó, cô vô tình nhìn lướt qua phòng bao đối diện. Người đàn ông kia xoay tròn cổ, cầm một bức tranh lên xem kỹ.
Rồi sau đó, hắn dời mắt khỏi bức tranh, nhìn thẳng vào mặt Hoài Chân.
Trong lòng Hoài Chân giật thót.
Hắn ta đang so sánh.