Đăng vào: 12 tháng trước
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Kế hoạch thâm hiểm
Một ngày tháng chạp năm Bính Thìn, Tâm trố cùng đám đàn em tụ tập lại bàn kế hoạch tìm kiếm kho báu trên Đồi cây Sanh lần thứ hai. Sau lần đầu tiên thất bại, phải nằm im bất động cả năm trời thì nay Tâm trố và đàn em mới dám manh động.
Tâm trố suy luận:
- - Sau lần đầu tiên chúng ta thất bại, tao đã rút ra được một số điều. Thứ nhất là thực sự trên đời này có ma, trước đây tao không tin ma quỷ, nhưng giờ thì tao đã gặp, và còn gặp nhiều lần. Thứ hai là Đồi cây Sanh bị yểm bùa là đúng, và con ma nữ chính là người canh giữ kho báu trên Đồi. Từ đó tao càng tin rằng lời đồn đại về truyền thuyết về kho báu ở Đồi cây Sanh là có thật, vì có ma nữ thì phải có kho báu.
Đàn em Tâm trố đều gật gù ủng hộ những suy luận của đại ca. Tâm trố nói tiếp:
- - Lần này chúng ta phải tính toán thật chặt chẽ, đã thực hiện là phải thành công. Tao đã có kế hoạch hết sức chi tiết và hoàn hảo, nhưng hiện tại chưa thể thực hiện được vì không có tiền, giờ chúng mày tìm cách lo cho tao ít tiền đi.
Đám đàn em của Tâm trố đều là những kẻ ham chơi lười làm, vì thế chúng cũng không có tiền. Một tên trong số đó hỏi Tâm trố:
- - Đại ca, kế hoạch của đại ca là gì, nói với anh em, nếu thực sự thuyết phục thì bọn em sẽ cố gắng xoay sở mang tiền về cho đại ca.
Lũ còn lại nghe thằng kia nói đúng đều chờ đợi Tâm trố nói chi tiết về kế hoạch của hắn. Tâm trố nhìn một lượt rồi gật gù đồng ý, hắn kể tất cả những kế hoạch mà hắn rất tâm đắc, kế hoạch ấy hắn phải suy nghĩ cả năm trời cho đám đàn em nghe. Nghe xong đám đàn em đều thán phục tài trí hơn người của Đại ca Tâm trố, chúng nó hưởng ứng nhiệt tình và tìm cách kiếm tiền cho đại ca. Bọn chúng lần lượt đưa ra ý kiến của mình:
- - Theo em, chúng ta kết hợp đi móc túi là hay nhất. Mỗi lần người dân xếp hàng ở cửa hàng Mậu dịch rất đông, chúng ta cũng xếp hàng vào đó rồi móc lấy tiền, lấy sổ gạo...
- - Ý kiến hay, tiếp đi. - Tâm trố gật gù.
- - Thưa đại ca, em thấy ngoài đi xếp hàng móc túi thì chúng ta cần kiếm tiền thêm từ thứ khác. Ví dụ như bán những mặt hàng cấm, kiếm tiền rất nhanh. - Một thằng khác trình bày.
Tâm trố nheo mắt rồi gõ đầu thằng vừa nói và quát:
- - Mày ngu vừa thôi, giờ ăn còn không đủ lấy gì mà mua với bán.
Thằng đàn em bị Tâm trố quát thì tỉnh ra, nó chỉ thấy người ta bán hàng lậu kiếm được tiền mà quên mất rằng chúng nó chẳng có cái gì để bán. Hàng ngày phải lo ăn từng bữa, nhiều bữa còn đói thì lấy tiền đâu nhập hàng về mà bán lại. Cả đám còn lại thở dài, một tên lên tiếng:
- - Đại ca, em vừa nảy ra ý này, hay chúng ta đi ăn xin. Giả vờ bị khuyết tật gì đó rồi đến từng nhà để xin, ít nhiều cũng có cái ăn, may mắn gom lại có khi lại đủ tiền cho kế hoạch của đại ca.
Tâm trố thấy thằng này nói đúng, hắn vỗ vai kẻ đó rồi nói:
- - Cũng là một cách hay, giờ tất cả nghe tao phân công đây. Ba thằng này phụ trách việc xếp hàng móc túi, còn tao với hai thằng mày sẽ phụ trách đi ăn xin. Cứ hai ngày gặp nhau một lần ở đây để tổng kết những gì thu được. Thằng nào có ý định ăn lẻ anh em sẽ chặt tay kẻ đó, nghe rõ và đồng ý chứ?
- - Đã rõ rồi đại ca. - Đám đàn em đồng loạt dơ tay ủng hộ và hô to.
Vậy là từ hôm ấy, nhóm Tâm trố chia nhau đi kiếm tiền để gom góp lại thực hiện một kế hoạch lớn lao mà Tâm trố đã dành nhiều tâm huyết để nghĩ ra.
____________________________________________
Một buổi trưa bà Cả mẹ thằng Nguyên vừa đi ra đến cửa để chuẩn bị đi làm thì gặp một người đàn ông ăn mặc cực kỳ rách nát chống nạng đi ăn xin, ông ta gặp bà Cả liền giơ cái bát sứt mẻ đang cầm trên tay ra nói:
- - Bà làm ơn làm phước cho tôi xin ít gạo, tôi đói quá.
Bà Cả thấy vậy tự nhủ "Sao dạo này lại nhiều người đi ăn xin thế nhỉ, trước vài ba ngày mới gặp một người, giờ một ngày có khi gặp tới hai ba người. Mà lạ nhất là toàn đàn ông, đã thế lại đều trẻ tuổi cả, chứ không phải những ông lão già yếu". Bà Cả tuy nghĩ vậy nhưng bà là con nhà Phật, luôn giúp đỡ người gặp hoạn nạn khó khăn, mặc dù nhà bà mới là người cần được giúp đỡ. Bà Cả lên tiếng:
- - Nói thật với ông là nhà tôi nghèo lắm, gạo để ăn còn không đủ. Giờ tôi chỉ còn có mấy củ khoai lang con con, ông đợi tôi lấy cho ông.
Gã ăn xin thoáng nhăn mặt nhưng nhanh chóng trở về với khuôn mặt đau khổ, gã nói:
- - Cảm ơn bà, trời Phật sẽ phù hộ cho bà.
Bà Cả chạy vào nhà, lấy vài củ khoai lang đã luộc chín mang ra cho người đàn ông ăn xin. Ông ta một lần nữa cúi đầu cảm ơn rồi đi tiếp.
Gã ăn xin đến nhà ông Khá, lúc này chỉ có con Ly và thằng Như ở nhà, còn ông bà Khá đều đi vắng. Bà Khá làm việc ở cửa hàng Mậu dịch vì thế gia đình rất đầy đủ nếu không muốn nói là khá giả, Gã ăn mày vào sân thấy thằng Huy liền chìa cái bát sứt mẻ ra xin:
- - Cậu làm ơn làm phước cho kẻ đói khổ này xin ít gạo, tôi đói quá.
Thằng Huy vốn tính khinh người, nó coi thường những kẻ nghèo hèn hơn nó. Mà mấy hôm nay làng Đình Long xuất hiện nhiều ăn mày quá khiến nó càng trở nên bực bội, nó quát:
- - Ông ra nhà khác mà xin, nhà tôi không có gì cho ông đâu.
Con Ly khi ấy đang ngồi trong nhà, nghe tiếng anh nó quát thì liền chạy ra. Nhìn thấy ông ăn mày con Ly lập tức hiểu ra vấn đề, nó bảo với anh trai của mình:
- - Anh Huy, để em lấy cho ông ấy ít gạo, nhà mình vẫn còn gạo mà.
Gã ăn mày nghe vậy lập tức nói:
- - Đội ơn cô cậu, trời Phật sẽ phù hộ cho cô cậu.
Thằng Huy điên tiết đẩy con Ly vào trong nói:
- - Mày điên à, nhà mình không phải quỹ từ thiện. Ông đi chỗ khác đi, đứa em tôi nó không biết gì đâu, đừng nghe nó nói.
Nói xong thằng Huy lập tức đóng cửa lại, gã ăn mày cay cú định buột miệng chửi thì nhịn lại được. Gã quay ra đường lầm bầm " Tổ sư thằng ranh con, nghe đại ca nói nhà này giàu nhất nhì làng Đình Long, có mụ vợ làm ở cửa hàng Mậu dịch kiếm ăn rất tốt, vậy mà lại không cho mình nổi một hạt Gạo nào".
Gã ăn mày tiếp tục đi ăn xin từng nhà một, đến nhà cái Như gã nhìn thấy hai đứa trẻ khoảng 14, 15 tuổi và một lũ trẻ con nhỏ tuổi trong nhà, gã lên tiếng:
- - Các cô các cậu làm ơn làm phước cho tôi xin ít gạo, tôi đói khổ quá.
Lúc này cái Như đang cùng thằng Nguyên dậy viết chữ cho lũ em nhỏ trong xóm. Thằng Nguyên viết chữ rất đẹp, đẹp hơn cả cái Như, vì thế lũ trẻ lúc nào cũng muốn nó dậy chữ cho. Tất cả quay ra nhìn gã ăn mày, cái Như nói trước:
- - Nhà cháu chỉ có ngô với khoai thôi, ngô thì chưa luộc, còn khoai đã chín để cháu lấy cho ông nhé.
Gã ăn mày tự nhủ "Mình chưa tới 40 tuổi mà nó gọi bằng ông, chẳng lẽ tài hoá trang của mình lại tốt đến thế sao". Gã lên tiếng cảm ơn cái Như:
- - Cảm ơn cô, trời Phật phù hộ cho các cô các cậu.
Cái Như đi lấy khoai luộc, còn thằng Nguyên ra đỡ ông ăn mày:
- - Ông ơi, để cháu đỡ ông ngồi xuống đây nghỉ, chân ông bị thế này đi lại nhiều chắc cũng mỏi lắm rồi.
Gã ăn xin cứ để tự nhiên cho thằng Nguyên đỡ ngồi xuống, gã phải thể hiện là người tàn tật thực sự. Đến khi cái Như mang khoai ra, gã phải cố ăn thật ngấu nghiến để bọn trẻ tưởng gã đăng rất đói. Khổ lỗi từ sáng đến giờ toàn ăn khoai với khoai làm gã căng bụng lắm rồi, gã phải giả bộ:
- - Thôi lão ăn một củ, còn lại để giành đến tối ăn, không tối lại đói. Lão về đây, cảm ơn các cô, các cậu.
Thằng Nguyên lại đỡ gã ăn xin lên, khi gã đi khuất thì thằng Nguyên cảm thấy gã ăn xin này toát ra một sự ranh mãnh, giả dối. Nó nhìn cử chỉ của gã mà suy luận gã ăn xin này không hề bị tàn tật, nó thấy cái bị của gã cũng có khá nhiều gạo và một số thứ khác của người dân cho mà gã có thể dễ dàng di chuyển nhanh như vậy. Nó nghĩ vậy nhưng im lặng chứ không nói ra với cái Như, nó không muốn bị Như nghĩ là kẻ hẹp hòi.
___________________________________________ #Ngôi_Làng_Linh_Thiêng Facebook tác giả:
https://www.facebook.com/vanba.nguyen.5074
____________________________________________
Trong lúc một số kẻ đi khắp nơi ăn xin, thì nhóm người còn lại cũng đang xếp hàng cùng với người dân ở cửa hàng Mậu dịch. Khi mà Bà Khá tất bật nhận sổ lương thực và những sổ khác rồi phát theo định mức cho từng người, đến lượt bà Én mẹ của anh em thằng Phát, Đạt lấy Gạo thì đột nhiên bà ta không thấy sổ lương thực đâu nữa. Bà Én hốt hoảng hét lên:
- - Ôi sổ Gạo của tôi đâu mất rồi, tem phiếu cũng mất đâu hết rồi...trời ơi đâu mất rồi!!!
Bà Khá vừa là hàng xóm, lại là chỗ thân quen với bà Én, vì thế nghe thấy vậy bà Khá hỏi lại:
- - Cô tìm lại xem sao, hay để quên ở nhà rồi.
Bà Én vừa lục lọi lại người vừa nói:
- - Vâng để em tìm lại, em nhớ là sáng đã mang đi, lúc nãy xếp hàng còn kiểm tra lại vẫn thấy mà.
Sau một hồi tìm kiếm không được bà Én thất thần chạy vội về nhà báo tin cho chồng. Trong lúc ấy thì cái sổ lương thực cùng tem phiếu của bà Én đang được bọn đàn em của Tâm trố mang đi tiêu thụ. Thời ấy sổ lương thực (sổ Gạo) là một thứ rất quan trọng, nếu mất sổ gạo có nguy cơ thiếu gạo ăn cả tháng. Vì thế câu "Mặt như mất sổ Gạo" có lẽ cũng sinh ra từ thời này.
Bà Én đến nhà và báo tin dữ với mọi người trong gia đình, sau khi nghe xong ông Én quát lớn:
- - Bà đúng là thứ vô tích sự, có cái sổ Gạo quý hơn cả vàng mà bà không giữ được. Bây giờ cả nhà chỉ có nước chống gậy đi ăn xin.
Thằng Đạt là đứa nhỏ tuổi nhất nhà, nó chưa hiểu lắm về việc mất sổ lương thực nghiêm trọng như thế nào, nó chỉ nghe đến chuyện phải đi ăn xin là nó nói luôn:
- - Con dạo này thấy nhiều ăn xin vào nhà mình lắm, họ chắc cũng bị mất sổ Gạo giống nhà mình hả mẹ.
Bà Én ủ rũ không trả lời, ông Én thì đang suy tính, còn thằng Phát nghe thấy thằng em trai của mình nói vậy nó kéo thằng Đạt ra nói nhỏ:
- - Mày trật tự đi, bố mẹ đang lo lắng mày đừng làm mọi người lo thêm.
Không khí lặng trịch bao trùm căn nhà ông bà Én, so với những hộ gia đình khác trong làng thì ông bà Én cũng là khá giả. Tuy không thể so sánh với nhà ông bà Khá, nhưng vẫn hơn rất nhiều lần nhà thằng Nguyên hay con Như. Ông Én làm cán bộ ở địa phương, phần lương thực thực phẩm được nhà nước cấp cho gia đình ông nhiều hơn hẳn những người dân thường, vì thế không phải lo lắng quá nhiều về chuyện phải nhịn ăn. Nhưng nay bị mất sổ Gạo thì lỗi lo thiếu ăn thực sự đã hiện hữu trước mắt. Ông Én suy tính kỹ càng rồi nói:
- - Thôi được rồi, tôi đã nghĩ ra cách, vợ bác Khá làm mậu dịch viên, còn tôi lại làm cán bộ ở ủy ban, nhà mình với nhà bác cũng gọi là thân thiết. Tối tôi sẽ sang nhờ gia đình bác ấy, hai bên kết hợp lại chắc mọi chuyện sẽ tốt thôi.
Bà Én vẫn lo lắng hỏi:
- - Có được không ông?
Ông Én bực mình gắt:
- - Được hay không thì cũng phải thử mới biết chứ.
- --------------------------------------------------------------------
Tối hôm ấy vợ chồng ông Én đến nhà ông bà Khá để nói chuyện về việc xin cấp lại sổ lương thực. Ông Én mang theo quyển lịch năm mới làm quà, quyển lịch ấy là ông Én được nhà nước cấp dành cho riêng cán bộ.
Vợ chồng ông Én vào trong nhà thì chỉ có bà Khá, ông Khá đi khám chữa bệnh vắng nhà. Sau khi tặng cuốn lịch và uống chén nước Trà mạn ông Én vào trọng tâm luôn:
- - Nói thật với bác là nhà em nó làm mất sổ Gạo, bác xem xét giúp đỡ gia đình em trong việc này, bên chính quyền đã có em lo. Còn chỗ cửa hàng Mậu dịch mong bác giúp đỡ tạo điều kiện cho gia đình em.
Bà Khá nghĩ ngợi, dù sao ông Én cũng là cán bộ, nếu bà với ông Én kết hợp thì việc làm lại sổ lương thực cũng dễ dàng. Mặt khác bà Khá còn có việc muốn nhờ vả ông Én vì thế bà nói:
- - Việc ấy cứ để tôi giúp cô chú, đều chỗ người nhà cả không phải khách sáo.
Ông bà Én được bà Khá nói vậy mừng như mở cờ, bà Én lên tiếng cảm ơn:
- - Cảm ơn bác, bác tốt với gia đình em quá.
Bà Khá cười nói:
- - Cô lại khách sáo rồi, mà việc cấp lại sổ Gạo cũng cần một thời gian, nhà cô chú có thiếu Gạo ăn thì qua nhà tôi mà lấy về ăn, sau này cô chú có rồi thì lại mang trả nhà tôi.
Ông bà Én khi ấy cảm động vô cùng, cả hai rối rít cảm ơn bà Khá. Lúc ấy bà Khá mới nói điều mà bà toan tính từ nãy:
- - À chú Én này, thằng Huy con tôi nó muốn làm cán bộ như chú, có gì sau này chú để ý đến nó. Khổ con cái gì mà không thích theo nghề bố mẹ.
Ông Én thấy thằng Huy học giỏi, lại rất có tướng làm cán bộ tương lai. Vì thế ông nhiệt tình nhận lời:
- - Việc ấy bác cứ để em lo, sau này cháu học xong rồi đi bộ đội, đến khi xuất ngũ mà vẫn thích làm ở ủy ban thì em sẽ giúp cháu vào. Cháu nó thông minh học giỏi như vậy tương lai sẽ tiến xa lắm đấy bác.
Bà Khá được người khác khen con mình thì cũng mừng, thằng Huy là hi vọng rất lớn của bà, bà muốn nó làm quan to để rạng danh tổ tông. Vậy là một thỏa hiệp ngầm giữa hai gia đình đã được đặt ra, cả hai đều vui vẻ với những gì mình đạt được.
- --------------------------------------------------------------------
Vài ngày sau tại nơi tụ tập quen của thuộc của Tâm trố và đám đàn em diễn ra một buổi tổng kết những gì thu được. Hết người này đến kẻ khác khoe về những chiến tích mình làm được:
- - Đại ca, thời gian qua em xin được 2kg Gạo, 3cân Khoai, và cả một số bắp ngô già nữa ạ.
- - Thế ăn thua gì, tao còn xin thêm được mấy bộ quần áo rách đây này. - Một kẻ khoe.
- - Chúng mày đi xin không bằng bọn tao đi móc túi, vừa được tiền lại được cả tem phiếu. - Nhóm móc túi khoe.
.... Tâm trố nghe ồn ào quá liền ra lệnh:
- - Tất cả trật tự nghe tao nói đây. Giai đoạn một là kiếm tiền để phục vụ mục đích lớn lao đã tạm ổn. Chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn hai, đó là đi ăn trộm vật liệu xây dựng và mời thầy trị ma cao tay về. Tao sẽ đi mời thầy, chúng mày phụ trách việc trộm vật liệu rồi tập kết ở chân Đồi cây Sanh...
Lũ đàn em nghe lệnh Tâm trố bắt đầu phân công nhau đi trộm vật liệu. Kẻ trộm gạch, người trộm vôi cát, lại có kẻ đi chặt trộm cây làm giàn giáo... Vậy là một phần của kế hoạch thâm hiểm mà Tâm trố cùng đám đàn em thực hiện đã được lộ ra, còn tiếp sau đó sẽ là gì vẫn là điều bí ẩn.
Còn tiếp...