Đăng vào: 12 tháng trước
Hoàng thái tử Dương Dũng có tên là Hiện Địa Phạt, ông là con trưởng của hoàng đế Tùy Văn Đế Dương Kiên. Dương Dũng tính tình thẳng thắn chưa bao giờ sống lắt léo giả dối. Ông thường tham mưu và quyết những việc đại sự, phần lớn các ý kiến của ông đưa ra đều được hoàng đế thu nạp và áp dụng vào thực tế. Nhưng Tùy Văn Đế thích tiết kiệm còn Dương Dũng lại đối nghịch với cha - sống xa hoa hoang phí. Dương Kiên lên mặt dạy dỗ con: "Từ cổ chí kim, đế vương nào thích ăn chơi xa xỉ tất sẽ bị diệt vong, con được chọn làm người kế vị thì điều đầu tiên con phải biết tiết kiệm, có vậy mới thờ phụng và duy trì được tông miếu của tổ tiên". Dương Kiên còn tặng cho thái tử một chiếc áo cũ, một cán dao cũ và một chai đậu tương, hy vọng thái tử sẽ dùng những vật đó và lĩnh hội được tâm ý của mình. Ngoài mặt Dương Dũng tỏ vẻ tiếp thu lời dạy bảo của cha nhưng thật ra ông ta vẫn vứt bỏ ngoài tai sự giáo huấn của cha. Tùy Văn Đế bắt đầu hoài nghi năng lực kế vị ngôi hoàng đế của thái tử.
Dương Dũng bị bài xích trong việc quốc gia đại sự nên càng chìm sâu vào nữ sắc, sủng ái thê thiếp. Ông ta vô cùng si mê Vân Chiêu Huấn - một cô gái đẹp sắc nước nghiêng thành. Vân Chiêu Huấn không phụ tấm lòng của thái tử, sinh cho thái tử ba người con trai. Ngoài ra thái tử còn sủng ái Cao Lương, Vương Lương và Thành Cơ... Do đó Tùy Văn Đế liên tục có cháu nội dị bào. Duy nhất chỉ có vợ cả của thái tử là Nguyên Thị cô ta tính tình điềm đạm, thái tử không thích cô ta vì thế không sinh được đứa con nào. Tùy Văn Đế không có thời gian đi để ý những chuyện tình cảm ướt át đó, còn Độc Cô hoàng hậu tính tình đố kỵ, bà ta ghét nhất chuyện đàn ông có năm thê bảy thiếp, sủng ái vợ bé phụ tình vợ cả. Hoàng thái tử không hiểu rõ tính cách của mẹ nên ngang nhiên chạm vào tổ kịến lửa, điều đó khiến bà ta ghét cay ghét đắng Dương Dũng.
Lúc đó có một chuyện không hay xảy ra, vợ cả của Dương Dũng là Nguyên Thị chẳng may bị bệnh tim, ngự y tìm cách chữa trị nhưng đều bó tay, chưa được hai ngày thì từ giã cõi đời. Vốn dĩ thái tử không ưa gì vợ cả, đương nhiên cái chết đó không làm ông đau lòng, trái lại ông còn thấy như trút đi gánh nặng. Ông ta bạo gan cho phép Vân Chiêu Huấn quản lý ở Đông Cung và càng sủng ái cưng chiều thê thiếp. Độc Cô hoàng hậu hận con trai đến mức muốn lột da rút gân và hoài nghi rằng Nguyên Thị bị thái tử và Vân Chiêu Huấn hại độc chết. Chỉ vì không có chứng cớ nên chưa có cách gì lôi sự việc ra ánh sáng. Mỗi lần thái tử đến vấn an, bà cố kìm lòng để tiếp đón, mặc dù trong lòng muốn băm vằm xé xác cho hả giận. Thái tử vẫn chứng nào tật nấy, thờ ơ không đề phòng. Độc Cô hoàng hậu thường sai nội thị đến Đông Cung dò xét, tìm chứng cứ vạch tội thái tử.
Dương Quảng, em trai của Dương Dũng, một lòng một dạ muốn cướp đoạt ngôi vị của anh trai. Dương Quảng tìm trăm phương ngàn kế để diễn một trò kịch, giả vờ chi tiêu tiết kiệm sống đạm bạc, cho phép vài cung nữ vừa già vừa xấu phục vụ ở phủ Tấn Vương. Các cô gái đẹp bị Dương Quảng cho ẩn trốn ở chỗ khác, trong phủ chỉ còn vài cung nữ vừa già vừa xấu, hằng ngày ông ta cùng vợ cả đối ẩm chuyện trò tình cảm rất thân thiết nhờ vào vở kịch này nên Dương Quảng nhận được sự tín nhiệm và tình yêu thương của cha mẹ. Nhưng yêu quý thì yêu quý nếu phế trưởng lập thứ quả là chuyện trọng đại, con trưởng hay con thứ đều cùng chung cốt nhục và do bố mẹ sinh ra, bố mẹ nhiều khi có muốn hạ bệ con trưởng và dìu dắt con thứ thứ cũng không được, cho dù yêu quý cũng đành bó tay. Vì vậy sau khi Dương Quảng gây được niềm tin yêu của phụ hoàng, ông ta lại đi đến nước cờ thứ hai là bới móc tìm tòi khuyết điểm của Dương Dũng để ép Dương Dũng vào ngõ cụt. Đương nhiên Dương Quảng không tìm thấy lỗi lầm của thái tử. Bởi Dương Dũng lòng dạ ngay thẳng, làm việc rất cẩn thận có trách nhiệm, mọi hành vi và thái độ không có gì đi quá trách nhiệm của một vị thái tử. Đúng lúc Dương Quảng đang thất vọng bởi chưa có cách gì hãm hại anh trai, đột nhiên nghe nói chị dâu bị chết đột ngột và mẫu hậu nghi ngờ cái chết đó có uẩn khúc bên trong. Dương Quảng hạ quyết tâm viết một bản tấu trình về sự việc này.
Triều Tùy định tiến xuống miền Nam chinh phạt nước Trần, Dương Quảng được sai đi trấn thủ ở Dương Châu. ông nghe tin về cái chết đột tử của chị dâu nên muốn nhân cơ hội này để hãm hại anh trai, tuy nhận chức chưa được hai tháng nhưng ông ta nhất định đòi bái kiến phụ hoàng và mẫu hậu. Vốn dĩ vợ chồng Dương Kiên yêu quý con trai thứ nên đã cho phép Dương Quảng về kinh gặp mặt. Vừa về đến kinh thành, ông ta càng cẩn thận trong lời nói và hành vi. Ông ta đối đãi với các đại thần rất khiêm tốn hiền hòa, cung kính nhường nhịn. Tất cả các quan lại trong triều đều khen ngợi Dương Quảng ở trước mặt Tùy Văn Đế.
Đến hôm phải cáo biệt song thân để quay về trấn giữ ở Dương Châu, Dương Quảng cố ý ở lại phòng mẹ tới nửa ngày, nói lải nhải "cách xa con cháu", thì thầm bên mẫu hậu khiến mẹ ông ta chỉ muốn ôm con trai vào lòng. Hoàng hôn đã tàn đến lúc phải chia tay, Dương Quảng làm ra vẻ có gì đó muốn đi ông ta thay đổi nét mặt, Độc Cô hoàng hậu rất kinh ngạc hỏi rõ nguyên nhân. Thần sắc của Dương Quảng càng nhợt nhạt giống như có nỗi khổ khó nói ra. Hoàng hậu đuổi hết bọn cung nữ ra bên ngoài và vặn hỏi lý do. Lúc này, Dương Quảng phủ phục xuống đất khóc và nói: "Nhi thần tính tình hồ đồ, từ xưa đến nay không biết kiêng kỵ, phụng mệnh phụ hoàng ra trận, không hề oán trách. Do đó luôn mong nhớ song thân, chưa được hai tháng đã có biểu dâng lên triều đình. Muốn gặp mặt phụ hoàng và mẫu hậu để cha mẹ dạy dỗ, không biết có xúc phạm đến huynh trưởng không?"
Độc Cô hoàng hậu nghe nhắc đến tên thái tử Dương Dũng, liền vội hỏi: "Thái tử dám làm cái gì?"
Dương Quảng hết sức lo sợ nói: "Thái tử cho rằng: nhi thần không muốn đi trấn giữ ở Dương Châu và muốn tranh giành ngôi vị thái tử, do đó huynh trưởng luôn tìm cách hại nhi thần. Còn rêu rao nói..."
Độc Cô hoàng hậu đang muốn tìm chứng cứ để nắm thóp Dương Dũng, bà thúc ép Dương Quảng: "Con nói ra đi?"
"Thủ đoạn đối phó với chị dâu linh nghiệm lạ thường, huynh trưởng nói sẽ dùng thủ đoạn này đổ vào đầu nhi thần". Dương Quảng nói một thôi một hồi, kích động vào nỗi lòng của Độc Cô hoàng hậu: "Nhi thần không muốn rước họa vào thân. Nhi thần nguyện cư trú ở ngoại phiên, thái tử ở Đông Cung hàng ngày đối đãi với bọn thuộc hạ, nếu có gì gièm pha lẫn nhau phụ hoàng làm sao phân xử được? Nhi thần không muốn huynh trưởng dùng những thủ đoạn tương tự như vậy, chỉ sợ lại chết bất đắc kỳ tử. Lần từ biệt này, rất khó gặp mặt được mẫu hậu."
Dương Quảng nói xong, nước mắt lưng tròng và nức nở một hồi. Hoàng hậu thương xót con trai, bà ta nghiến răng nói: "Thật hoang đường vô lý. Ta đã hỏi con gái nhà họ Nguyên cho thái tử, từ nhỏ đến lớn cô ta rất khỏe mạnh, vậy mà đột nhiên lăn ra chết. Thái tử không hề đau thương, hơn nữa còn vui chơi hưởng lạc với tì thiếp. Ta cũng nghi ngờ rằng NguyênThị bị hại chết, có điều chưa tra rõ chứng cứ, không thể khép tội. Thái tử càng ngày càng quá đáng, còn dám hãm hại con. Ta vẫn còn sống mà hoàng thái tử cũng không nể mặt thì sau này không biết còn tồi tệ đến đâu".
Hoàng hậu nói xong ngã quỵ xuống, Dương Quảng thấy mẹ xiêu lòng nhưng vẫn chưa hiểu hết mong muốn của mình. ông ta giả vờ khuyên can: "Tất nhiên tính cách của nhi thần không ra gì, nên không thể cảm hóa được thái tử, do đó mới gây ra sự đau đớn ẫu hậu, nhi thần đáng bị trừng phạt. Xin mẫu hậu đừng lo, chỉ mong mẹ khỏe mạnh, thì nhi thần vẫn được che chở. Ngày huynh trưởng đăng cơ, nhi thần nguyện làm tròn lòng trung hiếu. Nếu mẹ chấp nhận Vân Chiêu Huấn làm con dâu, nhi thần sẽ tuân theo lễ nghĩa để tôn sùng cô ta làm hoàng hậu và gọi là chị dâu. Nhi thần tin rằng huynh trưởng sẽ hiểu được lòng tận trung và tha ạng sống. Còn huynh trưởng vẫn giữ chính kiến cũ, nhi thần có chết vẫn cam lòng để bảo vệ ngôi vị hoàng đế cho thái tử."
Độc Cô hoàng hậu nghe xong im lặng không nói gì. Bà ta không muốn trong tương lai sẽ lập Vân Chiêu Huấn làm hoàng hậu, bình thường bà ta đã bực tức không yên tâm, hơn nữa bà còn rất yêu quý Dương Quảng. Bà ta giậm chân, bực tức nói: "Con hãy yên tâm trấn thủ tại Dương Châu, ta đã có cách quyết không để con chịu thiệt thòi." Sau đó bà ta nhất định tìm biện pháp phế bỏ Dương Dũng và để Dương Quảng thay thế địa vị thái tử.
Dương Quảng tận mắt chứng kiến cảnh mẹ tức giận, ông vui sướng khôn cùng, nhưng vẫn làm ra vẻ buồn rầu cáo biệt mẹ để ra đi. Hoàng hậu bắt đầu giơ nanh vuốt giương cao pháp lực vô biên. Tùy Văn Đế vốn không ưa Dương Dũng mà lại yêu mến Dương Quảng, thêm vào đó là lời lẽ xúi bẩy của hoàng hậu.
Sở dĩ Dương Quảng có thể cướp đoạt địa vị thái tử của anh trai là nhờ vào Độc Cô hoàng hậu. Những lời nói dối đó đã nhắm đúng vào tính nghi kỵ của hoàng hậu, vì vậy làm tăng thêm chí khí cho hoàng hậu là phế trưởng lập thứ. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta không thể đề xướng mưu kế nói dối, nhưng trong cạnh tranh thương nghiệp "đánh nhau không ngại dối trá", kỳ thật không khác gì đối mặt với đối thủ độc ác như cáo như hổ, để bảo toàn sinh mệnh ình, tất nhiên phải một lần "nói dối". Nếu anh lâm vào hoàn cảnh bất đắc dĩ mà đành phải tìm ra cách nói dối tốt nhất nên học theo thủ đoạn của Dương Quảng, nhất định tìm bắt sơ hở của đối thủ, để tạo điều kiện có lợi cho việc nói dối của anh có cơ sở. Trong việc tiêu thụ sản phẩm chỉ cần chất lượng khá quan, giá cả hợp lý, đương nhiên sẽ xua tan mối hoài nghi của khách hàng, đó là một lời nói dối ngọt ngào.
Một hôm, Saluxs tan làm đi về nhà, anh ta nhìn thấy trên bàn đặt một mảnh vải, biết ngay là vợ mua nên anh không vui bởi vì miếng vải đó ở cửa hàng của anh không bán nổi, tại sao vợ của anh lại đi mua của người khác?
Cô vợ không nhận ra thái độ của chồng và nói: "Em rất vui! Chất liệu của nó tuy không tốt lắm, nhưng hình thức hoa văn lại là môđen mà em đang cần tìm". "Ôi! Bà chúa của tôi, loại vải này suốt từ năm ngoái đến giờ không bán nổi một mảnh, làm sao mà lưu hành môđen được chứ?". Cô vợ đành thật thà tuyên bố: Trong hội liên hoan ở công viên, trong giới thượng lưu có nhà Donihan cũng mặc môđen hoa văn này, cô ta đang bán tín bán nghi không biết có đúng trong xã hội đang lưu hành môđen này không thì một tiểu thương nhỏ đã mang chất liệu vải đó đặt vào tay cô và bảo. "Cô rất đẹp, rất có thẩm mỹ, do vậy tôi mới dám đưa chất liệu đó cho cô để tìm bạn đồng minh. Buổi liên hoan lần sau, chất liệu vải đó nhất định sẽ làm cô và vị phu nhân nọ nổi tiếng". Cô vợ còn dặn chồng nhất định phải giữ bí mật, để tránh ọi người đều chạy theo chất liệu vải đó.
Saluxs rất buồn cười về cách nghĩ của cô vợ, lời nói dối của viên tiểu thương làm phụ nữ mê muội! Tuy nhiên Saluxs không khâm phục lời nói dối của người lái buôn đó. Trong buổi liên hoan không chỉ có mình vợ anh nhận được lời nói dối ngọt ngào đó, mà còn vài phụ nữ khác cũng nhận được lời nói dối tương tự. Sau khi kết thúc hội liên hoan, phần lớn phụ nữ đều nhận được thông tin "các phụ nữ đều mặc chất liệu vải mới và tất cả các cửa hàng đều bán loại vải đó."
Hôm sau, Saluxs đến một cửa hàng vải, anh thấy các bà các cô tranh nhau mua chất liệu vải giống như hôm qua vợ anh mua về. Đợi các bà các cô đi hết, chủ cửa hàng sai căng ra hàng chữ: "Vải đã bán hết, ngày mai lại có hàng mới". Một số người mua sợ ngày mai lại không có vải nên kéo nhau đến đặt tiền. Nhân viên bán hàng lại buông lời nói ngọt ngào: "Loại vải này của Pháp, do đó rất khó mua, khó lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng".
Saluxs biết rõ, chất liệu vải này cung cấp không nhiều, nhưng nguyên liệu không đủ, do đó con đường tiêu thụ không thuận lợi, không dám nhập khẩu tiếp. Anh ta vội vã quay về cửa hàng của mình, tại đó cũng làm anh kinh ngạc: số hàng ở cửa hiệu của anh cũng được các lái buôn mua hết nhẵn.
Phương châm tìm phụ nữ để tiêu thụ sản phẩm quả là linh nghiệm. Viên lái buôn nọ chỉ dùng một lời nói dối ngọt ngào khiến số vải tồn ở các cửa hàng đã được bán hết.