Chương 3: Quán làng đình long

Ngôi Làng Linh Thiêng

Đăng vào: 12 tháng trước

.

Làng Đình Long có một cái sân rất rộng, nó giống như sân kho của những ngôi làng khác. Nhưng cái sân của làng Đình Long người dân làng gọi là Quán. Quán làng Đình Long nằm ngay phía sau cổng làng, từ bờ sông vào đi qua cổng làng sẽ đến Quán. Trong khuôn viên Quán ở một bên có hai cây Bàng cổ thụ rất lớn tuổi đời hàng trăm năm. Nghe các cụ trong làng nói rằng hai cây Bàng có từ thời phong kiến, tán lá của hai cây Bàng rộng cả trăm mét vuông, che bóng mát một nửa diện tích Quán của làng Đình Long. Một bên Quán là một khu nhà cũ kỹ cổ kính và cái giếng nước, thời bao cấp thì khu nhà ấy là nơi sinh hoạt cộng đồng của cả làng, còn trước đó thời chế độ Pháp thuộc thì nó là nơi giam giữ tra tấn người của bọn thực dân và lũ quan lại địa chủ.

Bọn trẻ con trong làng, đặc biệt là những đứa ở xóm đầu làng tối nào cũng ra Quán tụ tập ngồi chơi. Những năm ấy đèn đường chưa có, đến điện để sản xuất, sinh hoạt còn lúc có lúc không. Những ngày có ánh Trăng thì còn nhìn rõ người, những ngày mây nhiều không có Trăng thì trời tối mù mịt, nhiều khi đứng cách nhau một chút đã không thể nhìn rõ được nhau.

Những đứa trẻ con như thằng Nguyên, anh em thằng Phát, Đạt... thường tụ tập chơi trốn tìm, bịp mắt bắt dê hoặc Ô ăn quan, pháo đất...

Hôm ấy buổi tối một ngày mùa hè cuối tháng, tuy không có Trăng nhưng ánh sáng mờ ảo vẫn đủ để nhìn được mọi thứ ở gần. những thứ Thằng Nguyên như thường lệ ra Quán chơi, nhà nó cách Quán chỉ chục bước chân, vì thế cứ trời không mưa là nó lại ra Quán. Lũ trẻ chơi trò trốn tìm, cả đám đông đủ các tuổi chơi với nhau, anh em thằng Phát cũng có mặt. Bọn trẻ con mải chơi đến muộn thì có nhiều đứa đã bị bố mẹ gọi về, còn vài đứa vẫn tiếp tục chơi tiếp.

Đến lượt thằng Đạt phải đi tìm, những đứa còn lại đã đi trốn, thằng Đạt nhìn lên cây Bàng đầu tiên, vì đôi khi có đứa trèo lên đó trốn. Nó thấy một bóng người mờ ảo trên cây, nó gọi:

- - Thằng nào trên cây đấy, tao nhìn thấy rồi nhé, xuống đi.

..... Bóng người im lặng.

- - Thằng Tý phải không? Mày là đứa hay leo trèo lắm, xuống đi mày.

..... Bóng người vẫn im lặng.

- - Không chịu xuống à? Không xuống tao ném.

Thằng Đạt đi nhặt viên đất khô để ném về phía cái bóng người trên cây. Nhưng khi nhặt xong quay lên không thấy bóng dáng của người nào nữa. Nó nhìn kỹ xung quanh không thấy gì cả, nó bắt đầu thấy lạnh ở sống lưng.

A a a a a... - tiếng kêu phát ra từ phía khu nhà cổ kính.

Thằng Đạt lại nhìn về phía khu nhà, nó cảm thấy như trên cây đang có người nhìn nó, nó quay ngược lại nhìn lên cây Bàng thì thấy bóng dáng người vắt vẻo trên cây. Thằng Đạt hốt hoảng chạy thật nhanh, vừa chạy vừa hét:

- A a a, có ma, có ma... Anh Phát ơi cứu em.

Cả đám trẻ con đang trốn sau cổng làng chạy ra phía thằng Đạt, thằng Phát trấn an em nó:

- - Anh Huy bảo rồi, trên đời không có ma, mày nhìn thấy gì vậy?

- - Em thấy có bóng người trên cây Bàng. - Thằng Đạt sợ hãi chỉ tay về phía cây Bàng.

- - Không phải sợ, giờ tất cả ra đó xem, chắc thằng nào trốn trên ấy dọa mày thôi. - Thằng Phát cùng lũ trẻ ra gốc cây Bàng ngó nghiêng.

Cả bọn chia nhau xem xét kỹ cả hai cây Bàng nhưng không nhìn thấy bóng dáng của người nào trên cây, thằng Phát gõ đầu em nó bảo thần hồn nát thần tính rồi cả bọn kéo nhau về.

- -----------------------------------------------------------------

Đầu những năm 1975 Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước hân hoan mừng chiến thắng. Dịp ấy làng Đình Long có đoàn chiếu bóng về, cả làng đổ ra sân Đình để xem chiếu bóng. Chủ yếu chiếu nội dung về cách mạng, về XHCN... nhưng người dân nào cũng háo hức xem, nhiều đứa trẻ đây là lần đầu tiên trong đời được đi xem chiếu bóng. Thằng Nguyên với bà Cả cũng đi từ sớm để xí chỗ tốt để xem. Gần như cả làng đều đổ ra sân Đình không thiếu một ai.

Thằng Nguyên gặp con Ly đi cùng bà Khá, bà Cả nói chuyện với bà Khá, còn thằng Nguyên nói chuyện với con Ly, qua một năm ngày mất của thằng Tư rồi nên Ly cũng không còn buồn bã, ủ rũ nữa.

- - Ly cũng đi xem chiếu bóng à?

- - Vâng ạ, em háo hức lắm.

- - Còn lâu nữa mới chiếu, anh với mẹ đi sớm để có chỗ ngồi.

- - Nhà em cũng thế, phải đi sớm để xem.

Hai đứa ngồi nói chuyện rôm rả đến khi người ta thông báo chiếu thì tất cả im lặng như tờ. Đoạn phim có cảnh bạn gái đi tiễn người yêu ra chiến trường rất cảm động, xem xong con Ly nói với thằng Nguyên:

- - Sau này em cũng như cô kia tiễn anh đi bộ đội nhé hihi.

- - Ui trời, em mới có 10 tuổi thôi, biết gì chuyện người lớn. - thằng Nguyên trả lời.

- - Anh cũng có 14 tuổi thôi mà, còn lâu mới được đi bộ đội. - Con Ly bĩu môi.

- - Thì anh lớn hơn em, anh hiểu chuyện hơn em. - Thằng Nguyên vênh mặt, nó đã biết cảm giác thích con gái, còn Ly, nó coi là một đứa trẻ con không biết gì.

- - Em biết rồi, anh thích chị Như chứ gì. - Con Ly trề môi trêu.

- - Nói linh tinh. - Thằng Nguyên cãi, đúng là nó thích Như, cô bé bằng tuổi nó.

- - Hai đứa trật tự xem đi. - Bà Cả nhắc nhở. Thế là hai đứa im lặng ngồi xem.

Đang ngồi xem thì thằng Nguyên thấy cô Năm gần nhà nó đứng dậy cõng đứa con về, con cô Năm mới ba tuổi, nó ngủ tít mít trên lưng cô Năm không biết gì. Cô Năm sợ lạnh phải đưa nó về nhà trước mọi người.

Sân Đình nằm ở một đầu khác của làng, làng Đình Long khá rộng và có ba lối vào làng. Một là từ bờ sông nơi có gốc cây Gạo cổ thụ đi vào, hai là từ đầu Đình làng, cuối cùng là từ Bãi tha ma, nơi chôn cất người chết. Nhà cô Năm gần phía Gốc cây Gạo vì thế cô Năm phải cõng thằng bé con cô đi quãng đường khá dài mới về đến nhà. Tất cả người dân làng đều tập trung ở Đình vì thế đường làng không một bóng người, không một tiếng động.

Cô Năm cõng đứa bé đi đến Quán, nơi có cây hai Bàng cổ thụ và khu nhà cũ kỹ thì nghe tiếng thằng bé nói:

- - Mẹ ơiiii, con thấy lạnh quá.

- - Gần đến nhà rồi con. - Cô Năm nói rồi một tay buông ra để xoa đầu thằng bé.

- - A...a...a... - Cô Năm hét lên và đứng như trời trồng, mặt cắt không còn giọt máu.

Đầu của đứa bé mà cô Năm vừa sờ vào nó mềm nhũn như quả thị chín, cô Năm không dám bỏ thằng bé ra, cũng không dám quay đầu lại nhìn. Lúc này cô Năm có cảm giác như rất nhiều bóng người đang theo dõi, cảm giác như người cô bị đông cứng không thể cử động.

- - Mẹ ơiiii, mình về thôi mẹeeee. - Tiếng đứa bé nói như tiếng gọi từ xa vọng về mang lại cảm giác gê rợn.

- - Ơ...ơ. - Cô Năm cứng họng không thốt lên lời.

- - Về nhà mình.... thôi mẹeeee. - Tiếng đứa bé tiếp tục nói, nhưng đó không phải tiếng của thằng con cô Năm.

Lúc này cô Năm quá sợ hãi, cô vội vàng buông tay đứa bé ra và chạy thục mạng về phía nhà mình.

Đứa bé bị rơi xuống đất tỉnh dậy, nó không hiểu chuyện gì xảy ra, xung quanh trời tối om không một bóng người nó sợ hãi khóc thét lên.

Cô Năm chạy một đoạn nghe tiếng trẻ con khóc, nhận ra đúng tiếng con trai thì bất chấp sự sợ hãi vội vàng quay lại phía đứa bé.

- - Con à, mẹ đây, mẹ đây. - Cô Năm dỗ dành thằng bé.

- - Huhu, sao mẹ... hức hức...bỏ con. - Thằng bé khóc lóc.

- - Mẹ đâu có bỏ con, mẹ cõng con, con bị ngã xuống đường thôi mà, ngoan nào nín đi mình về nhà. - Cô Năm nói dối thằng bé rồi vội vàng dắt tay nó về nhà.

- --------------------------------------------------------------------

Hôm sau lúc mọi người ra sông gánh nước và giặt giũ cô Năm mới kể chuyện xảy ra cho bà Cả nghe, vì bà Cả thường xuyên đi lễ chùa. Bà Cả trấn an cô Năm rằng:

- - Cô đừng sợ, ma nó thấy cô đi một mình thì trêu cô thôi, nó không làm hại mẹ con cô đâu. Nghe các cụ nói trước ở chỗ Quán có nhiều người bị bọn Pháp nó tra tấn, rồi đánh đập đến chết. Có người còn bị treo xác lên cây Bàng để thị uy. Vì thế chỗ Quán có rất nhiều oan hồn vẫn lởn vởn xuất hiện trêu chọc mọi người.

- - Vâng, chị xem em có cần phải làm lễ gì không? - cô Năm hỏi.

- - Tôi nghĩ là không cần, cô mới gặp lần đầu tiên thôi mà, sau nếu còn gặp thì mới phải đi hỏi các thầy. - Bà Cả nói.

- - Em nghe nói thằng Nguyên nhà chị có căn quả, nó gặp ma suốt à chị. - Cô Năm tò mò.

- - Ừ, nó căn cao số nặng, Tôi lo cho nó từ lúc sinh ra đến giờ vất vả lắm mới giữ được mạng nó. - Bà Cả thở dài.

- - Chị ơi việc lễ bái người ta cấm lắm đó, chị phải cẩn thận. - Cô Năm nhắc nhở.

- - Ừ, Tôi cũng bị chính quyền gọi lên nhắc nhở mấy lần rồi, nhưng biết làm sao được hả cô, không lo cho con mình, nó có mệnh hệ gì tôi sống sao được. - Bà Cả buồn rầu nói.

- - Số chị vất vả quá, chồng mất sớm, con thì như vậy. - Cô Năm cảm thương cho bà Cả.

- - Ừ, phải cố gắng thôi cô, thôi tôi về trước cô nhé. - Bà Cả chào cô Năm rồi gánh nước về nhà.

- ------------------------------------------------------------------

___________________________________________

Thời bao cấp khu nhà cũ kỹ trong khuôn viên Quán của làng Đình Long được tận dụng để làm trường mầm non cho trẻ con trong làng học. Gọi là trường mầm non cho dễ hiểu chứ thực ra nó như là nơi trông trẻ, trẻ con sáng được gia đình đưa tới, trưa lại được đón về, rồi đầu giờ chiều lại đưa tới, không có ăn uống gì cả. Có hai cô giáo trông trẻ là cô Tám và bà Hoà, hàng ngày hai người tới quét dọn khu nhà rồi tập trung trẻ con dậy chúng nó múa hát...

Buổi trưa khi tất cả lũ trẻ về hết còn một mình cô Tám ở lại thu dọn khóa cửa chuẩn bị về thì bỗng nghe tiếng khóc của trẻ con. Cô Tám nghĩ "còn sót lại đứa trẻ nào chăng" vì thế cô đi tìm thì lại không nghe thấy tiếng khóc nữa. Cô đi khắp khu nhà rồi ra cả sân chơi vẫn không thấy hình bóng của bất kỳ ai, cô lại tự nhủ " Chắc mình nghe nhầm, đúng là chưa già đã lẫn rồi".

Cô Tám quay ra để khóa cửa, vừa khóa xong cửa lại nghe tiếng trẻ con khóc bên trong khu nhà. Lần này cô Tám giật mình thon thót " Chẳng lẽ có ma, ban ngày giữa trưa thế này không thể có ma được, chắc đứa trẻ nào cố tình trêu mình". Cô Tám bực mình mở cửa rồi quát to:

- - Đừng có hù tôi nữa nhé, không ra đây tôi khóa cửa lại nghe chưa.

- -... Haha, hihi... - Bên trong có tiếng trẻ con cười khúc khích.

- - Giỡn mặt với tôi hả, nhốt luôn cho chừa. - Cô Tám bực mình khóa luôn cửa vào và đi về nhà.

Đến đầu giờ chiều cô Tám qua nhà bà Hoà để cùng bà ra mở cửa. Trên đường ra khu nhà cô Tám kể lại chuyện xảy ra lúc trưa cho bà Hòa nghe, nghe xong bà Hoà nói:

- - Cháu mới gặp lần đầu chứ cô gặp mấy lần rồi, từ cái hồi có một mình cô trông lũ trẻ ấy. Nhưng lâu rồi không thấy, giờ cháu lại gặp à? Chắc ma nó trêu thôi, không phải lo.

- - Trời vậy à cô, ma trêu mà cô bảo không phải lo, mà ban ngày ban mặt làm gì có ma. - Cô Tám thấy hơi sợ.

- - Cái đó cô cũng không biết, nhưng chẳng phải ma thì là cái gì. Rõ ràng không có ai mà lại nghe tiếng khóc tiếng cười trong đó. Nghe nói ngày xưa khu nhà này là Pháp nó dùng để tra tấn người theo Cách Mạng, có nhiều người còn bị mang ra gốc cây Bàng xử bắn nữa mà. - Bà Hoà kể.

- - Thế mà lại làm nơi trông trẻ con, gê chết đi được cô nhỉ. - Cô Tám thì thầm với bà Hoà.

- - Thì biết làm sao được, làm gì có chỗ nào khác, làng này được mấy nhà lợp ngói mà rộng rãi như ở đây. Vừa rộng rãi, kiên cố lại không bị dột. - Bà Hoà nói.

Đúng như lời bà Hoà, ở làng Đình Long chỉ có những nhà khá giả hoặc địa chủ quan lại từ xưa mới có nhà ngói ba gian để ở, còn lại phần nhiều vẫn là nhà tranh vách đất hoặc nhà gói có 1gian diện tích rất nhỏ. Khu nhà ở Quán làng Đình Long này không chỉ làm nơi trông trẻ, nó còn là nơi họp dân, hoặc tổ chức một số công việc nhất định của làng.

Cô Tám đành tặc lưỡi rồi đi làm việc của mình, cô nghĩ ban ngày thế này chắc ma chỉ dám trêu thôi, mà cô mới gặp lần đầu cũng không đáng lo lắm.

- ------------------------------------------------------------------

Hàng ngày thằng Nguyên rất chăm chỉ đi mò cua bắt cá để phụ giúp bà Cả ít nhiều. Mọi người đều nói nó có lộc trời cho, chẳng hạn cùng chỗ có nhiều người bắt cá thì nó luôn là người bắt được nhiều nhất. Có những chỗ nhiều người không thể bắt được con cá nào thì thằng Nguyên vẫn mang về đầy giỏ cá.

Sáng sớm thì thằng Nguyên thường mang vó đi vớt tôm, hôm ấy như thường lệ nó xách theo cái vó và cái giỏ ra khỏi nhà như mọi ngày. Trời khi ấy mới tờ mờ sáng nhìn không rõ mặt người, thằng Nguyên vừa đi ra tới Quán thì nghe thấy tiếng cười khúc khích như của trẻ con. Nó nghĩ "Giờ này sao lại có trẻ con ra đường nhỉ" rồi nhìn xung quanh nhưng không thấy ai cả. Thằng Nguyên bước tiếp vài bước chân thì thấy một bóng trắng vụt qua rồi biến mất ở khu nhà trông trẻ con.

- - Tao không có thời gian đùa giỡn đâu nhé, đừng có trêu tao. - Thằng Nguyên nói lớn, nó ít nhiều cũng trải qua một số chuyện ma quái vì thế cũng không thấy sợ hãi gì cả.

- -...Hihi... Haha... - Tiếng cười của trẻ nhỏ phát ra từ khu nhà trông trẻ.

- - Doạ ai thì doạ chứ doạ tao sao được. - Thằng Nguyên nói rồi mặc kệ tiếng cười nó đi làm công việc hàng ngày của mình.

Buổi trưa thằng Nguyên ra giếng gánh nước về thì nghe cô Tám với bà Hoà nói chuyện về những điều kỳ lạ mà cô Tám gặp. Thằng Nguyên lặng lẽ lắng nghe chứ không tham gia vào, nó tự nhủ " Vậy là không phải một mình nó bị cái đám cô hồn đó trêu".