Chương 30: 30: Hách Liên Quảng

Vị Bắc Xuân Thiên Thụ

Đăng vào: 12 tháng trước

.



Sau khi Lý Vị và Xuân Thiên rời thành Thạch Bàn, Lục Minh Nguyệt nhận được một lá thư gửi cho chị, một lá gửi cho Trường Lưu, thế mới biết hai người kia đã đi tới Y Ngô.

Trường Lưu cẩn thận gấp lá thư lại thành hình vuông ngay ngắn, chắp tay nói với Lục Minh Nguyệt: "Về sau xin nhờ cô Lục chiếu cố ạ."
Lục Minh Nguyệt nắm lấy tay cậu, hết sức dịu dàng: "Con ngoan, cứ coi nơi này là nhà của mình, cô Lục và Gia Ngôn đều là người thân của con."
Gia Ngôn ở bên cạnh cúi đầu làm cây ná, nói mà chẳng buồn ngước lên: "Còn cả chú Quảng nữa, cũng là chú ruột của Trường Lưu."
Lục Minh Nguyệt mím môi không nói gì.

Một ngày sau khi Lục Minh Nguyệt nhận thư của Lý Vị, Tào Đắc Ninh dẫn theo một người đàn ông trung niên da trắng râu đẹp, mặc trường sam bằng lụa xanh, đến gõ cửa hỏi thăm.

Người đàn ông tự xưng là Vương Bồi, một lái buôn trà ở Cam Châu.

Sau khi hàn huyên, đầu tiên là ông ta hỏi tin tức của Lý Vị, tiếp sau đó thì hỏi tới cô nương dưỡng thương ở Lý gia vào mùa đông năm ngoái.

Dễ nhận thấy người này đã từng đến hẻm Người Mù.

Thấy cửa Lý gia đóng chặt bèn hỏi han hàng xóm láng giềng, bấy giờ mới hay Lý Vị đã đuổi theo Xuân Thiên, Trường Lưu được đón qua nhà Lục Minh Nguyệt, Triệu đại nương và Tiên Tiên khăn gói về quê.

"Vị cô nương ấy là con gái một người bạn cũ của tại hạ, có điều nhiều năm không liên lạc, bặt vô âm tín.

Lần này biết được tin tức mừng quá, mới tới Lý gia tìm lại người thân, ngờ đâu người đi hết cả rồi, vườn không nhà trống, chẳng rõ tung tích."
Lục Minh Nguyệt nói: "Không khéo rồi, hai người họ đã ra khỏi Ngọc Môn quan, Lý Vị đuổi theo Xuân Thiên cô nương đến Y Ngô tìm người, nhắn là hai ba tháng sẽ trở về."
Vương Bồi được tin chính xác, đập tay thở dài, sau khi truyền thư báo cáo với Tĩnh vương thì lần theo dấu của hai người tới Ngọc Môn.

Đợi đến khi khách rời đi, Trường Lưu từ trong phòng bước ra, hỏi: "Bác ấy tìm chị Xuân Thiên sao ạ?"
Lục Minh Nguyệt gật đầu: "Chắc có lẽ là chú bác gì đó của chị Xuân Thiên con đấy."
Chị nghĩ thân thế của Xuân Thiên không hề đơn giản.

Người tên Vương Bồi vừa tới này, quần áo tuy trông bình thường, nhưng chất vải đều thuộc loại hảo hạng, chân xỏ một đôi ủng mềm, kiểu dáng bên ngoài khó tìm, giống như là đồ trong hoàng cung.

Buổi trưa, Lục Minh Nguyệt vào bếp nhào mì làm bánh canh.

Người miền Nam ưa ăn gạo, chị nấu các món Nam rất ngon, nhưng cả Gia Ngôn và Trường Lưu đều thích ăn mì, vậy nên mãi sau này khi đến Hà Tây chị mới học làm bánh canh.

Sau khi Lý nương tử đi, chị hết mực thương yêu Trường Lưu, lần này là vì muốn giúp Trường Lưu bớt suy nghĩ ưu sầu, nên đã đổi cách khác dỗ dành thằng bé vui vẻ, để thằng bé ăn được nhiều cơm canh hơn.

Hôm trước Hách Liên Quảng ra ngoài bắt được mấy con thỏ hoang, sáng sớm đã dậy xử lý sạch sẽ, Lục Minh Nguyệt đun nước ném thỏ vào nồi nấu chín, sau đó vớt ra thái miếng xào với dầu mè.


Lửa cháy âm ỉ, khói bốc nghi ngút, mặt chị bị hun rực hồng.

Bỗng đằng sau lưng vang lên tiếng lu nước lục đục, một bóng đen chợt lóe lên bên cạnh, phút chốc Hách Liên Quảng đã ngồi xuống dưới chỗ bếp lò, lặng lẽ xếp đống củi trong lò.

Trong một khoảnh khắc, tay chị hơi khựng lại.

Mấy ngày gần đây hắn đi sớm về muộn, rất ít khi ở nhà.

Lục Minh Nguyệt cố ý tránh né, mặc dù chung sống dưới một mái hiên nhưng số lần hai người gặp nhau thì chẳng có bao nhiêu.

Bấy giờ, mùi thơm trong nồi đã phả vào mặt, Lục Minh Nguyệt không có thời gian nghĩ ngợi nhiều, liền nêm vào đó ít muối và hành lá, nước dùng sôi sùng sục, kế đó cho sợi bánh canh vào, sôi thì múc khỏi nồi.

Cách làm này học từ Hà Tây Kỳ Liên, nơi thành thị người Hồ và người Hán cộng cư, người dân thích những món thôn quê dân dã, không chuộng tôm cá tươi.

Gia Ngôn và Trường Lưu cũng thích lắm, mỗi đứa ăn được cả hai bát to.

Hách Liên Quảng đứng dậy đi lấy bát đưa cho chị.

Chị chỉ cao tới đầu vai hắn, cúi đầu lặng im.

Chị biết hắn đang đứng kề sát mình, có thể ngửi thấy mùi hương mạnh mẽ và lỗ mãng của người đàn ông trên người hắn lẫn trong mùi khói cơm, khiến bụng dạ chị nóng ran run rẩy, muốn trốn đi, nhưng lại chả có chỗ nào trốn được.

Hai người đã có tư tình, rồi lại vẫn cách nhau một lớp băng thật dày, không chọc vỡ được, cũng không mở ra được.

Lục Minh Nguyệt có phiền chán cỡ nào cũng chẳng tránh hắn nổi, cái nhà này vẫn phải dựa vào sự che chở của hắn.

Thói ở đời, đàn bà góa chồng nuôi con không họ hàng thân thích, thực sự quá khó khăn.

Đã gần hai mươi năm trôi qua kể từ cái tuổi cẩm tú khuê phòng ấy, chị từ một thiếu nữ khuê các Giang Nam trở thành một người đàn bà lôi thôi lếch thếch, ấy nhưng lạ ở chỗ là, bất luận có đắng cay hèn mọn cỡ nào, chị vẫn luôn nghĩ phải tiếp tục sống.

"Mấy ngày nữa ta sẽ đi Ưng Oa Câu, có thể phải vắng nhà mười ngày nửa tháng, nàng với hai đứa nhỏ ở nhà, ta có phần không yên tâm." Hắn nói, "Nàng có muốn đi cùng ta không...!vào núi sống mấy ngày.

Trong núi ta có lều, hồi còn nhỏ từng ở đó, mặc dù hơi đơn sơ nhưng dọn dẹp lại là vẫn có thể ở được."
Chị thoáng sửng sốt, rồi lắc đầu ngay tức thì, bất giác cất giọng lạnh nhạt: "Không đi.".


ngôn tình hay
Hách Liên Quảng bưng đĩa thịt thỏ và bánh canh lên bàn ăn, biết thể nào chị cũng sẽ nói như vậy, hắn chậm rãi bảo: "Ta và Lý Vị đã bàn bạc rồi, tạm thời dừng công việc hành Tây lại, dự định là đến Ưng Oa Câu mở một trang trại ngựa.

Lần trước đã có đơn phê duyệt của mục giám ti*, tương lai phải chọn mua ngựa khỏe ngựa tốt, khai phá đồi núi để làm trang trại, mọi thứ sẽ lu bù hết cả lên, số ngày ở nhà cũng ít đi."
(*Mục giám ti: Tên bộ phận cơ quan triều đình về chăn nuôi)
"Nếu nàng bài xích truyền thống của người Khương chúng ta, vậy ta sẽ theo tập tục của người Hán các nàng, nạp thái* bỏ trầu, cưới hỏi đàng hoàng đón nàng vào cửa.

Minh Nguyệt, nàng có bằng lòng lấy ta không?"
(*Nạp thái: nghi thức đầu tiên trong lục lễ cưới hỏi Việt Nam xưa, nhà trai sẽ mang sính lễ đến để thưa chuyện với nhà gái)
Hắn muốn nắm lấy tay chị, nhưng còn chưa chạm đến được thì hai tay Lục Minh Nguyệt đã như bị phỏng, rụt ngay vào trong tay áo.

Ngoài sân truyền đến tiếng nô đùa của bọn nhỏ, chị vội vã chạy ra ngoài, bối rối hô: "Gia Ngôn, Trường Lưu, ăn cơm!"
Sáng tinh mơ ngày hôm sau, Lục Minh Nguyệt trằn trọc khó ngủ, muốn ngồi dậy khoác quần áo, bất thình lình nghe thấy có tiếng vó ngựa vang cực khẽ trong viện.

Chị đứng một lúc rất lâu, trong viện đã không có một bóng người, nắng sớm mờ mờ, làn gió mềm mại lùa nhè nhẹ.

Rất nhiều năm về trước, chị nghe trượng phu Hách Liên Bá kể, hắn có một người em trai sống nương tựa lẫn nhau.

Anh em hai người bị bán qua tay rất nhiều người, sau đó bị gã buôn vải lụa người Hán mua lại.

Chủ nhân mới lấy việc ngược đãi nô lệ làm thú vui, chỉ vì chút sai phạm nhỏ mà thường xuyên treo hai anh em lên xà nhà quất vun vút.

Anh em hai người nổi lòng giết chết chủ nhân, anh trai Hách Liên Bá vào Khẩn Hoang doanh, em trai Hách Liên Quảng đào tẩu mấy đêm liền, từ đó cả hai mất liên lạc.

Lúc Hách Liên Quảng kể về em trai mình, nét mặt đầy tự hào, khen Hách Liên Quảng thông minh tài giỏi chẳng ngớt, cưỡi ngựa săn bắn đều xuất sắc vô cùng.


Gia Ngôn thức dậy, nghe nói Hách Liên Quảng lại ra ngoài, thằng bé nhăn nhó không vui, đứng trước cửa than phiền: "Lần nào chú Quảng cũng vậy hết, cứ lặng lẽ đi mà chả dẫn con theo gì cả."
"Bài tập hôm qua làm xong chưa? Sao con suốt ngày chỉ biết ra ngoài chơi thế nhỉ, không thể tập trung vào bài vở một chút được à?" Lục Minh Nguyệt cong ngón tay gõ gõ xuống cái đầu quả dưa của cậu, "Đi học bài với Trường Lưu đi."
Lần này Hách Liên Quảng đi tương đối lâu, Chu Hoài Viễn và mấy thanh niên trai tráng trong đội lạc đà đến tặng củi gạo mấy lần, bị một bà mợ già hay tới nhà lấy đồ thêu bắt gặp, bà ta hỏi: "Lục nương tử, sao lâu rồi không thấy chú nhà cô đâu nhỉ, lại ra ngoài đi buôn đấy phỏng?"
Lục Minh Nguyệt rót chén trà hoa cúc, lấy hết đồ thêu mấy ngày qua ra, trả lời: "Mời mợ uống trà." Hồi sau lại đáp: "Chú ấy ra ngoài rồi."
Bà mợ Tưởng quen biết nhiều, tin tức rộng rãi, đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để gom đồ thêu kiếm sống, kiêm thêm cả việc làm người trung gian giới thiệu, kiếm chút tiền từ việc làm mối.

Bấy giờ thấy người đã đi vắng, nhịn không được bảo: "Chú này nhà nương tử trông khôi ngô oai hùng ra phết, tôi thấy tuổi tác cũng không còn nhỏ nữa, đã vừa ý cô nương nào chưa?"
"Cái đấy tôi không biết, nếu mợ Tưởng có quen nữ lang nào tốt thì cũng có thể tác hợp cho hai người."

Bà Tưởng cười ha hả: "Dễ thôi, dễ thôi." Vùng Hà Tây người Hồ người Hán chung sống lẫn lộn, tuy là Hán tôi Hồ ti, nhưng người Hồ mà Hán hóa không hề ít, một số Hồ thương túi đủng đỉnh bạc triệu cũng thích kết thân với người Hán.

Chẳng qua người giúp người Hồ mai mối thì lại không có nhiều lắm.

Bà mợ giở tấm khăn Lục Minh Nguyệt thêu ra ngắm nghía kỹ, miệng tấm tắc khen ngợi: "Mấy tấm khăn thấm mồ hôi lần trước cô thêu đấy, chủ nhà xem xong khen lia lịa, còn bảo muốn làm mấy cái áo choàng.

Bụng tôi nghĩ đây cũng chả phải chuyện khó khăn gì, bèn lấy kích cỡ người ngay luôn.

Ai ngờ đâu là lại làm áo choàng cho khách quý, cần gấp lắm, theo ý của chủ nhà thì phải mời thợ thêu đến tận nhà đo người cho thật kỹ, coi làm sao cho nó vừa vặn." Bà mợ cười tiếp lời, "Tiền nước trà với tiền kiệu mềm chủ nhà tính cả vào tiền thường, cô xem..."
Lục Minh Nguyệt ngừng đường kim đang đi, liếc mắt nhìn bà mợ Tưởng, cười bảo: "Mợ Tưởng quen tôi bao nhiêu lâu, mợ biết mà, từ trước tới nay tôi không ra ngoài, cũng không gặp đàn ông ngoài.

Chuyện này bà mợ quên mất rồi sao?"
Bà mợ Tưởng có phần ngượng ngập: "Mối làm ăn ngon lành như thế, quả tình bà già này không khước từ nổi."
"Trong nhà công việc bộn bề, tôi lại còn phải trông nom hai đứa nhóc, thực sự không ra ngoài được đâu.

Nếu bên kia hợp ý đồ thêu của tôi thật, thì xin nhờ mợ nói đỡ cho, viết rõ kích thước kiểu dáng muốn làm ra, tôi nhìn rồi làm theo cũng được."
Bà mợ Tưởng thấy chị từ chối, chỉ đành ngăn lại tâm tư ấy: "Vậy để tôi đi hỏi ý chủ nhà xem như nào, mà...!chủ nhà này vung tay hào phóng, thật sự là mối hiếm có đấyđấy."
Lục Minh Nguyệt mỉm cười, không nói năng gì.

Cách nhật bà mợ Tưởng lại đến nhà, chung quy là vẫn chưa từ bỏ ý định, bà ta mang mấy xấp sa tanh và số đo người tới, kích thước là của một người đàn ông cao gầy, tiền đặt cọc khá hậu hĩnh.

Tuy Lục Minh Nguyệt hơi bất đắc dĩ, nhưng loại chuyện thế này cũng thường diễn ra.

Chuyện trước cửa của đàn bà góa chồng luôn nhiều hơn người bình thường, không tránh đi đâu được, còn mỗi cách là ứng phó thật cẩn thận.

Bảy tám ngày liền chị làm việc không ngơi nghỉ, làm quần áo xong xuôi thì gọi bà mợ Tưởng đến lấy hàng đi.

Bà mợ Tưởng ngồi xuống uống một chén trà nhỏ, trước khi rời đi vẫn bám riết Lục Minh Nguyệt hỏi hết lần này đến lần khác: "Lục nương tử...!người tốt thế kia, cô không định cân nhắc à? Thật...!thật sự là người khó gặp đấy, cô đi thăm dò nghe ngóng nhân phẩm tướng mạo của người ta mà xem, là kiểu người không phải ở đâu cũng gặp được đâu..."
"Không dối gạt gì mợ Tưởng, tôi không phải là người sinh ra lớn lên ở Hà Tây, gần đây có dự định trở về quê nhà ở miền Nam.

E là ngày tháng ở lại thành Cam Châu chẳng còn bao.

Không phải tôi không biết tốt xấu phải trái mà phớt lờ ý tốt của mợ, quả thực là không đúng dịp, không có duyên phận này..."
Ngày Hách Liên Quảng về nhà, vô tình đụng phải bà mợ Tưởng tới thanh toán tiền công.

Lục Minh Nguyệt đang tiễn người ra cửa, Hách Liên Quảng khoác tay nải trên lưng đi từ đầu hẻm vào, thình lình hai người chạm mặt, Lục Minh Nguyệt bỗng như mất tiếng nói, hai má hồng hào tức thì biến sắc, lui về phòng trong.

Bà mợ Tưởng nomnom quần áo Hách Liên Quảng xộc xệch, râu rậm rạp kín má, trông thật là đáng sợ, giả vờ ho khan rồi nghiêng người tránh sang.

Trường Lưu và Gia Ngôn thấy chú Quảng về thì vui mừng khôn xiết.

Gia Ngôn tháo tay nải ra, bên trong chất đầy là quả dại tím tím và thịt sống, lập tức la lớn: "Chú Quảng, chú vào núi chơi mà chẳng dẫn con theo."

Hách Liên Quảng kéo Gia Ngôn ra khỏi chân mình: "Dẫn con vào núi, con còn quay về được không? Hay là sểnh ra cái đã dắt ngựa hoang chạy mất dạng rồi."
Một lớn hai nhỏ cười đùa sôi nổi bước tới chuồng ngựa, Hách Liên Quảng giương mắt nhìn Lục Minh Nguyệt ở trong nhĩ phòng thu dọn bộ đồ trà, dưới song cửa sổ vung vãi ít bã trà hoa cúc, hắn thấp giọng hỏi hai đứa trẻ: "Bà mợ Tưởng kia không có chuyện gì mà lại đến nhà tán dóc à?"
"Hình như là đưa tiền mẹ làm quần áo đến đấy ạ.

Bà ấy tới từ sáng sớm, ngồi nói cả buổi trời." Gia Ngôn bĩu môi không để ý lắm.

"Họ nói gì thế?" Hách Liên Quảng nhíu mày hỏi.

"Thì toàn là làm quần áo, thêu hoa, chất liệu vải gì gì đó, con nghe mà lỗ tai mọc cả kén luôn rồi."
"Tưởng bà bà mai mối cho cô Lục, bị cô từ chối rồi ạ." Trường Lưu khoát tay, có gì nói nấy.

"Gì cơ?!" Gia Ngôn hoảng hồn, hét muốn toác họng.

Cặp mắt Hách Liên Quảng ngập tràn u ám.

Trường Lưu nhìn hai chú cháu một lớn một nhỏ trước mắt mình, không biết có nên kể chuyện ấy ra hay không.

Thấy ánh nhìn của cả hai như sắp sửa ăn thịt người đến nơi, cậu bèn thuật lại cuộc đối thoại của hai người phụ nữ: "Phía Bắc thành có thương nhân nọ mở cửa hàng buôn bán, mấy năm trước thê tử của ông ấy qua đời, định bước thêm bước nữa, lấy một cô dâu hiền lành để quán xuyến chuyện gia đình.

Vì nhìn trúng đồ thêu của cô Lục, nên đã nhờ Tưởng bà bà làm mai.

Tưởng bà bà nói nhiều lắm, cô Lục từ chối bảo phải về miền Nam, từ chối Tưởng bà bà.

Tưởng bà bà không còn cách nào khác, đành bỏ đi luôn."
"Trở về..."
Hách Liên Quảng cuộn chặt tay, sắc mặt đông cứng.

Gia Ngôn thốt lên một tiếng "chao ôi": "Làm tôi sợ muốn chết, cứ tưởng mẹ tôi sắp lấy chồng chứ."
Ban đêm, Lục Minh Nguyệt bước ra khỏi phòng tắm, vừa mở cửa phòng đã thấy Hách Liên Quảng khoanh tay đứng một bên, thần sắc hết sứcsức lạnh lùng.

Bước chân của chị khựng lại, sau đó chui ngay vào trong phòng vội vàng đóng cửa, nhưng cánh cửa lại bị Hách Liên Quảng đẩy thẳng ra.

Động tác của hắn cực nhanh, nháy mắt hai người đã bị nhốt trong căn phòng tắm.

Hơi nước của phòng tắm bốc lên dày đặc, cơ thể chị run bần bật, hạ giọng, ép mình phải trấn định: "Hách Liên Quảng, chú điên rồi."
Ánh mắt hắn nóng bỏng và cực kỳ sắc bén, ngữ khí nhàn nhạt: "Bọn nhỏ ngủ hết rồi, không ai nghe thấy cả."
Đêm nay bốn bề vắng lặng, trăng khuyết như lưỡi câu, tinh tú ảm đạm.

Trong thùng nước có tiếng bì bõm, hơi nước mù mịt, có tiếng người phụ nữ đứt quãng không theo trật tự, bị tiếng của gã đàn ông ở đằng trên áp đảo: "Lần sau bà mợ Tưởng kia còn dám đến nhà, ta sẽ khiến bà ta chết mà không biết tại sao mình lại chết..."
Rồi nói tiếp: "Hừm...!từ khi nào nàng nung nấu trong đầu ý định trở về Cô Tô hả...!trốn ta sao?"
(còn tiếp).