Chương 17: 17: Tâm Tư

Tiểu Quả Phụ Tuyển Chồng

Đăng vào: 12 tháng trước

.

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Edit: Na
Ngày này Ngọc Tú dùng táo rừng hái được mua bột nếp cùng đường trắng chưng một nồi bánh nếp táo đỏ[1].

Bánh thơm ngọt mềm mại, nàng biết Lý Nguyệt Mai thích món này nên đã tặng nàng hai khối.

Khi trở về thấy Lý tam nhi ở phía xa đang chơi đùa, liền vẫy tay kêu lại.

Tam nhi thấy là Ngọc Tú cô cô ngay lập tức bỏ bùn xuống, vỗ vỗ tay nhảy nhót mà chạy tới, lấy lòng cười nói: "Ngọc Tú cô cô."
Ngọc Tú dùng khăn lau trên mặt hài tử, nói: "Ta làm một chút bánh gạo nếp, con đi kêu bọn họ tới đây, nhớ là khẽ thôi đừng cho người khác thấy."
"Dạ." Tam nhi cao hứng trả lời, đôi chân ngắn chạy nhanh chie chốt lát đã đi xa.

Ngọc Tú trở lại phòng bếp lấy dao phay đem bánh gạo nếp táo đỏ cắt thành từng khối từng khối, đem đến nhà chính cho nương nếm thử.

Hạ Tri Hà cầm một khối ăn, mềm mềm trong miệng, ngọt mà không gắt vừa miệng gật đầu nói: "Không tồi, mỗi lần làm là tay nghề lại khá hơn một chút.

Đem hai khối cho cha con đi, ông ấy làm việc nên sẽ mau đói."
"Dạ." Ngọc Tú làm theo.

Nàng trở lại phòng bếp lần nữa, chọn khối bánh có nhiều táo nhất đặt ở mâm mang đi.

Lúc nàng đi vào sân ngoài thì mấy tiểu hài tử kia đã tới, Hổ Tử lần trước không xuất hiện lần này có tới nhưng nhìn có chút ngượng ngùng mà cúi đầu đứng ở sau đệ đệ.

Ngọc Tú cũng không định nói gì, chỉ đem bánh chia ra.

Một khối bánh đủ cả bàn tay mấy tiểu hài tử, lớp ngoài là bột nếp trắng mềm xốp bao bọc, bên trong là táo đỏ.

Bọn nhỏ dùng hai tay cằm còn cái miệng nhỏ thì cắn bánh, bộ dạng rất thích.

Ngọc Tú nhìn mà thấy buồn cười, nhưng cũng có chút đau lòng.

Trong thôn đa số người dân không có nghề gì cả chỉ dựa vào trồng trọt mà sống, gia cảnh phần lớn đều giống nhau, nếu có năm thu hoạch tốt thì có thể no bụng đã là may mắn rồi.

Nếu ông trời không cho cơm hoặc là người trong nhà nhiều mà thiếu thì không tránh được quanh năm suốt tháng lang thang, một chút cơm khô cũng khó có được để ăn chứ đừng nói cho hài tử chút đồ ăn vặt.

Cho nên nàng ở nơi này hay cho bọn nhỏ một ít đồ ăn, nên bọn nhỏ mới vui như vậy.

Ngọc Tú lại nhìn một vòng vẫy vẫy tay để bọn nhỏ tự đi chơi, trước khi đi nàng lại nói: "Ăn xong rồi thì đi chơi, không được vừa ăn vừa chơi, cũng không cho dùng tay dơ cầm đồ ăn có nghe hay không?"
"Đã biết, Ngọc Tú tỷ tỷ/ cô cô hẹn gặp lại!" Bọn nhỏ kêu lên xong một đám hi hi ha ha đẩy đẩy ồn ào mà chạy đi.

Ngọc Tú nhìn bọn chúng chạy xa mới xoay người trở về sân.

Hạ Tri Hà ngồi ở trước thêu hoa, thấy nàng tiến vào nói: "Cha con tối hôm qua bỗng nhiên nói muốn uống canh đầu cá[2] nên ta đã nhờ người mua đậu hủ ở trấn trên về, lát nữa con đi qua thất thúc xem nếu có sen thì mua năm cân."
"Dạ." Ngọc Tú trả lời.

Chờ mặt trời ngả về tây, nàng cầm túi tiền cùng thùng gỗ đi hướng đầu thôn.

Thất thúc mà Hạ Tri Hà nói chính là chỉ thôn trưởng.

Thôn trưởng nhà ở đầu thôn đông là nhà giàu nhất trong thôn, đất có hơn mười mẫu ruộng tốt, trong viện có 3 gian chính phòng, hai nhà có 2 gian sương phòng, tổng cộng có bảy gian nhà ngói.

Ngoài ra, hậu viện còn có vài cái hồ nước, hồ nước nuôi cá và trồng sen lúc nhàn rỗi nhà bọn họ vớt cá hoặc hái ngó sen cho Lý Sơn đem đến trấn trên hoặc là trong huyện đi bán cũng là một việc thu được tiền.

Điều kiện nhà thôn trưởng tuy so ra kém hơn phú hộ trấn trên, nhưng ở Lý gia mương này xác thật xem như là giàu có nhất.

Ngọc Tú đi đến cửa nhẹ nhàng gõ cửa viện, chỉ chốc lát sau bên trong liền truyền đến tiếng bước chân, có người hỏi: "Ai vậy?"
Ngọc Tú vội nói: "Bà thím, con là Ngọc Tú."
Nương tử thôn trưởng Trần thị đi ra cửa viện, vừa thấy Ngọc Tú lập tức mị mắt cười nói: "Là Ngọc Tú nha, mau vào đây ngồi, mau mau."Nói rồi đem Ngọc Tú kéo đi vào.

Đình viện trong nhà thôn trưởng rộng lớn thu dọn đến sạch sẽ chỉnh tề, lúc này một gian nhà phía đông ở sưởng môn truyền đến tiếng trẻ nhỏ ê ê a a, tây sương phòng là hài tử thứ hai của thôn trưởng Lý Sâm đang cưa gỗ.

Ngọc Tú không dám nhìn loạn, đi theo sau Trần thị đem ý đồ đến nói.

Trần thị sảng khoái nói: "Trong nhà tuy không có sẵn, nhưng nếu nương con mua ta kêu bọn hắn đi vớt là được." Nói xong nhìn Lý Sâm nói: "Lão nhị, con đi vào trong ao vớt mấy hoa sen đi."

Lý Sâm gật đầu, buông rìu đi.

Hai người vừa tới đến nhà chính ngồi xuống thì con dâu cả Trần thị la Liễu thị liền ôm con tiến vào, hỏi: "Nương, ai tới vậy?"
Ngọc Tú vội đứng dậy nói: "Chào Liễu thím ạ."
Liễu thị lúc này mới nhìn về phía Ngọc Tú, cười nói: "Thì ra là Ngọc Tú, trách không được nương vui như vậy.

Đại tỷ nhà của ta hôm qua còn nhắc ta mãi nói lần trước đem hạt dẻ tô từ nhà con về ăn rất ngon, hiện giờ còn mê!"
Ngọc Tú nói: "Nếu thích, lần sau con làm rồi đem cho thím."
Liễu thị cười cười không đáp lại, ngược lại nói với Trần thị: "Nương, Tiểu Bảo vẫn luôn khóc muốn nãi nãi ngài mau ôm một cái."
Trần thị vội ôm tôn tử duy nhất của mình, nói thẳng ra: "Tâm can bảo bối của nãi nãi."
Liễu thị cười oán giận nói: "Xem ra Tiểu Bảo Bối của chúng ta còn thích nãi nãi hơn nương của mình, canh ba không thấy liền khóc nháo lên."
Một câu nói này đã làm cho Trần thị thoả mãn, đối với đại tôn tử lại càng đau lòng.

Ngọc Tú chỉ ở một bên ngồi im lặng, nhìn họ dỗ hài tử.

Rất mau, Lý Sâm đem theo thùng gỗ tiến vào đặt ở trên mặt đất còn mình lại đi ra ngoài.

Ngọc Tú tiến lên nhìn nhìn, bên trong có ba bốn con cá, một con lớn ước chừng năm sáu cân, ba con kia nhỏ cũng vài cân.

Một cân cá bên ngoài là năm văn, Ngọc Tú đánh giá rồi móc từ túi tiền ra một chuỗi đồng tiền đưa qua, nói: "Trời không còn sớm, con không quấy rầy bà thím nữa."
Trần thị đem tôn tử đưa cho Liễu thị, nhìn Ngọc Tú xua xua tay nói: "Chỉ là mấy con cá thôi con đừng nói tiền bạc với bà thím, ta biết con phải về nấu cơm nên nhanh đi đi."
Ngọc Tú nơi nào chịu, đem tiền đặt ở trên bàn rời đi.

Trần thị đu vài bước liền đuổi kịp, đem tiền nhét trở lại trong lòng ngực nàng.

Hai người nhún nhường qua lại, Ngọc Tú thấy mình trê tuổi da mặt mỏng chống đẩy không tốt, khuôn mặt đỏ tai hồng mà nhận.

Trần thị thấy nàng thẹn thùng như thế, liền nói: "Lần trước nhà các con mua đất nương con có tặng không ít đồ vật sang đây ta đều thu nhận cả rồi, thúc công con hôm nay bảo ta cứ cho con mang mấy con cá về nhà để ông an tâm."
Ngọc Tú nghe xong, yên lòng nói cảm tạ xong mới cầm thùng gỗ rời đi.


Liễu thị thấy Ngọc Tú đi, lại bồi Trần thị nói vài câu một lát rồi ôm nhi tử về phòng.

Trần thị thấy nàng đi nhanh nhẹn, lắc đầu thở dài, tự đi phòng bếp chuẩn bị cơm.

Đối với Ngọc Tú, Liễu thị bây giờ nghỉ đến có chút không đành.

Liễu thị gả tới Lý gia mương chưa được mấy năm nhưng rất ít ra cửa, đối với mấy chuyện bên ngoài đều không hiểu biết gì.

Từ ngày thấy Ngọc Tú trong lòng liền cảm thấy Ngọc Tú rất xứng với đệ đệ mình, tuy Lý Sơn nói Ngọc Tú muốn kén rể nhưng Liễu thị cảm thấy bằng điều kiện của nhà mình nếu tới cửa cầu hôn Lý Đại Trụ nhà bọn họ chắc chắn sẽ không cự tuyệt, bởi vậy mới không đem lời Lý Sơn nói để ở trong lòng.

Sau lại hỏi bà bà ( mẹ chồng), mới biết được chuyện tình từ đầu đến cuối và biết được Ngọc Tú thì ra là nàng dâu nuôi từ bé.

Liễu thị tuy biết thân thể Ngọc Tú trong sạch nhưng đối với thân phận quả phụ này vẫn là có chút để ý, cảm thấy sẽ ủy khuất cho tiểu đệ, chuyện kết thân cứ vậy quên đi.

Chỉ là không đoán được thì ra bà bà Trần thị cũng từng có chủ ý như mình.

Trần thị tự đắc nàng dâu cả Liễu thị này bên ngoài dịu dàng nghe lời nhưng đóng cửa lại sinh hoạt liền không phải như thế.

Liễu thị từ nhỏ là cô nương được nuông chiều từ nhỏ đến lớn, mười ngón tay không dính nước, khi vừa tới Lý gia cũng làm được mấy ngày cơm nhưng mùi vị thật sự không thể nuốt nổi.

Trần thị dạy vài lần lại không đem lại kết quả tốt, nàng dâu lại khác người bình thường đánh chửi không được, cuối cùng chỉ phải để mình xuống bếp.

Bởi vậy Liễu thị ở Lý gia, một không đi xuống ruộng, hai không cần vào phòng bếp, mỗi ngày chỉ ở trong phòng mình thêu hoa đánh thắt dây đeo.

Cũng may bụng Liễu thị có tranh đua, gả tới không lâu đã liên tiếp sinh một nữ nhi, một nhi tử bằng không trong lòng Trần thị không biết sẽ thế nào.

Có một nàng dâu như vậy rồi nên bà muốn suy xét chuyện hôn sự cho hài tử thứ hai, Trần thị nghĩ đến chuyện này rất nhiều.

Bà không quan tâm trong nhà đối phương như thế nào, chỉ cần cô nương kia thành thật và làm việc nhanh nhẹn là được.

Ba năm trước khi Lý Nhân nói không muốn cưới Ngọc Tú, Trần thị cũng có chút động tâm.

Bà thấy Ngọc Tú lớn lên từ nhỏ ở đây nên hiểu tận gốc rễ nàng, tướng mạo thì không có gì để nói, đôi tay linh hoạt, người lại an phận ngoan ngoãn xứng với nàng dâu thứ hai của bà.

Nào biết không bao lâu Lý Nhân mất đi, Ngọc Tú trọng tình trọng nghĩa mà thủ tiết cứ như vậy nàng mang tiếng là quả phụ.

Trần thị tuy xem trọng Ngọc Tú, nhưng cũng không thể cho nhi tử mình cưới một quả phụ, bởi vậy đem tâm tư kia ấn xuống rồi đi tìm một cô nương khác.

Ai ngờ nàng dâu thứ hai lại là người đoản mệnh, vừa vào cửa không đến một năm đã bạo bệnh mất đi, Lý Sâm trở thành goá vợ.

Lúc này, Trần thị không hề chê thận phận quả phụ của Ngọc Tú nữa, tâm tư lại một lần lung lay.

Chỉ là do Lý Đại Trụ muốn chọn rể nên bà vẫn luôn không nói ra mấy lời này.

Liễu thị nói chuyện với Trần thị và biết ý bà, trong lòng không khỏi cảnh giác.

Đối với Ngọc Tú, Liễu thị biết nàng là người không tệ nếu để nhà mẹ đẻ đi hỏi và nàng trở thành nương tử của đệ đệ thì mọi chuyện đều ổn cả.

Nhưng nếu muốn nàng thành chị em dâu, Liễu thị thấy có chút hụt hẫng.

Liễu thị biết bà bà đối với có bất mãn mình, nhưng những việc nặng này khi ở nhà chưa bao giờ chạm qua, ra cửa rồi cũng không có đạo lý chạm vào.

Nhà mẹ đẻ có gia thế lớn, mình lại có nhi nữ bàng thân không giống thôn phụ bình thường nên được công công, bà bà và trượng phu yêu mến, không cần làm tiểu nhân đi lấy lòng họ.

Lúc trước nương tử Lý Sâm có gia cảnh nghèo khó, tướng mạo bình thường, gả vào đây luôn lấy lòng với mọi người cái gì cũng đều cướp làm, nhưng kết quả thế nào, địa vị ở trong nhà một nửa cũng không có.

Đối với đệ muội này Liễu thị rất khinh thường, ngày thường chỉ ở phòng chứ không cho tiến vào.

Nhưng Liễu thị biết, Ngọc Tú không giống đệ muội này.

Lý Ngọc Tú dung mạo xuất chúng lại tâm linh thủ xảo mồm miệng lanh lợi, nếu nàng vào cửa hai bên đối lập trên dưới, công công bà bà càng bất mãn với mình hơn.

Liễu thị cũng không biết trong lòng mình đang nghĩ gì, lại nói Ngọc Tú này Liễu thị rất thích nhưng nếu để cho nàng vào cửa cùng mình tranh cao thấp thì thấy không thoải mái.

Cho nên vừa rồi thấy bà bà lôi kéo Ngọc Tú vào nhà Liễu thị mới vội ôm nhi tử chạy tới không cho hai người nói chuyện riêng.

__________________________
[1] Bánh nếp táo đỏ:


[2] Canh đầu cá:
.